TP.HCM xem xét kỹ bảng giá đất mới trước khi áp dụng

Thành phố Hồ Chí Minh hiện chưa áp dụng bảng giá đất điều chỉnh từ 1/8 vì cho rằng việc điều chỉnh bảng giá đất mới thu hút sự quan tâm rất lớn từ dư luận và cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư, vì vậy, cần xem xét kỹ lưỡng trước khi áp dụng.

4 năm đầu tư vào các thị trường kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, đại diện Công ty SLP Việt Nam cho biết ngoài thuận lợi trong tiếp cận triển khai nhiều dự án thì trở ngại lớn hiện tại là giá BĐS đang có dấu hiệu tăng nhanh và nóng với tốc độ từ 10-20%/năm, khiến tổng chi phí đầu tư đầu vào Việt Nam tăng lên và gián tiếp làm giảm tính cạnh tranh.

 BĐS đang có dấu hiệu tăng nhanh và nóng với tốc độ từ 10-20%/năm

Ông Đinh Hoài Nam, Giám đốc Phát triển Kinh doanh toàn quốc, Công ty SLP Việt Nam, cho biết: ''Tôi nghĩ rằng yếu tố minh bạch là rất quan trọng.

Thứ hai là chúng tôi không kỳ vọng đất giảm giá trị nhưng chúng tôi kỳ vọng chúng ta có quỹ đất lớn thì kiểm soát được chi phí tăng giá và sẽ giảm được việc đầu cơ và lãng phí nguồn sử dụng đất, vì Luật Đất đai mà giúp chúng ta tránh được lãng phí đất đai thì chúng ta cũng sẽ có được quỹ đất mới để cho các nhà đầu tư khác phát triển dự án''.

TP.HCM xem xét kỹ lưỡng bảng giá đất mới trước khi áp dụng.

Tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế - xã hội mới đây, lãnh đạo Sở Tài nguyên môi trường (TNMT) TP.Hồ Chí Minh cho biết hiện nay dư luận đang rất quan tâm đến việc bảng giá đất mới. Đây cũng là thông tin tác động đến nhiều đối tượng nên cần bàn thảo, xem xét kỹ lưỡng.

Việc điều chỉnh bảng giá đất gồm 7 bước và sở TNMT đã hoàn thành 6 bước. Toàn bộ dữ liệu của đơn vị tư vấn thu thập trên toàn địa bàn được cân chỉnh lại và chuyển cho tổ giúp việc của Hội đồng nhân dân TP.HCM xem xét, thẩm định.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết: ''Thành phố chỉ đạo rất rõ là từ 1/8/2024, khi chúng ta xây dựng bảng giá điều chỉnh thì trong quá trình thực hiện áp dụng bảng giá này thì đến cuối năm 2024 cần thiết phải có điều chỉnh phù hợp với tình hình thị trường để tiếp tục sử dụng cho đến ngày 31/12/2025, đến khi có bảng giá mới.

Việc xây dựng lần này cũng căn cứ vào dữ liệu thị trường để điều chỉnh cho phù hợp với giá đất, đó cũng là điều mà chúng tôi rất cầu thị tiếp thu''.

TP.Hồ Chí Minh hiện chưa áp dụng bảng giá đất điều chỉnh từ 1/8.

Trước đó, Hiệp hội bất động sản TP.HCM- HoREA đã có văn bản đề nghị UBND thành phố xem xét chưa nên ban hành bảng giá đất áp dụng từ ngày 1/8/2024, mà nên tập trung xây dựng bảng giá đất lần đầu áp dụng từ ngày 1/1/2026 theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Trong Dự thảo này, giá đất tại nhiều quận có thể tăng trung bình 5-10 lần. Thậm chí, một số địa phương thuộc khu vực ngoại thành và vùng ven dự kiến điều chỉnh 15-50 lần so với hiện tại.

Ngoài việc chưa ban hành dự thảo bảng giá đất thời điểm này, HoREA cũng kiến nghị từ nay đến 2025, TP.HCM cần đánh giá tác động của dự thảo bảng giá đất lần đầu với người sử dụng đất tại hơn 13.000 thửa chưa được cấp sổ cũng như với doanh nghiệp, nhà đầu tư có nhu cầu rót vốn vào dự án bất động sản.

Ảnh minh họa.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết: ''Trong giai đoạn từ nay đến cuối năm 2024 và thậm chí qua đến 2025 thì thành phố cần tập trung để xây dựng thật hoàn chỉnh dự thảo bảng giá đất này, để lấy ý kiến đánh giá tác động của những đối tượng bị tác động. Và chúng ta sẽ ban hành bảng giá đất theo đúng như quy định của Luật Đất đai là bảng giá đất lần đầu sẽ được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2026''.

Trong tháng 7/2024, số lượng hồ sơ đất đai của Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng. Toàn địa bàn tiếp nhận gần 40.000 hồ sơ, nhiều nhất vẫn là mua bán, thế chấp. Do hồ sơ tăng nên nguồn thu liên quan đất đai của thành phố trong 7 tháng qua là hơn 12.000 tỷ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai giúp người mua nhà giảm áp lực tài chính, đồng thời giúp chủ đầu tư huy động vốn. Tuy nhiên, việc làm này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ trở thành lỗ hổng gây nhiễu loạn thị trường nếu không có các văn bản dưới luật với các hướng dẫn cụ thể.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 9 năm nay, dư nợ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản tăng 9,15% so với cuối năm 2023, đạt 3,15 triệu tỷ đồng.

Thị trường bất động sản Việt Nam luôn là “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là tiềm năng rất lớn nếu chúng ta khai thác hiệu quả nhưng thực tế cũng đang đặt ra không ít khó khăn, thậm chí là thách thức cần giải quyết.

Trước tình trạng nhiều dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài chậm triển khai, gây lãng phí nguồn lực đất đai, nhiều chuyên gia cho rằng, việc thu hút vốn đầu tư FDI vào bất động sản là cần thiết, nhưng cũng cần sàng lọc kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh sách 5 dự án, đa phần là chung cư cao cấp, giá thị trường rao bán từ 70-100 triệu đồng một m2 (tại quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân), được phép bán cho người nước ngoài sở hữu.

Bất động sản tăng giá phi lí, trong khi thu nhập của người dân không tăng, khiến giấc mơ an cư trở nên xa vời với rất nhiều người.