Trả lại đồ thất lạc, văn hóa taxi ở TP.HCM
Câu chuyện thất lạc và tìm lại được hay không thì ở mỗi nơi, mỗi thời điểm lại mỗi khác. Nhưng ở đô thị tiêu biểu của Việt Nam như thành phố Hồ Chí Minh, văn hóa trả lại đồ khi cho người để quên trên xe taxi đang dần trở thành nét văn hóa, giúp tạo ra một hình ảnh tích cực về người dân và dịch vụ taxi tại thành phố phương Nam trong mắt du khách.
Thành phố Hồ Chí Minh – đô thị năng động, điểm đến du lịch hàng đầu cả nước. Điều đáng chú ý đầu tiên và để lại ấn tượng đẹp cho du khách khi đến với vùng đất phương Nam là từ những con người làm việc trong hệ thống giao thông công cộng, mà đại diện tiêu biểu nhất, là những người lái taxi.
Những câu chuyện về việc hành khách để quên đồ trên xe taxi không phải chuyện hiếm gặp, trong thị trường dịch vụ giao thông ngày càng cạnh tranh, việc xử lý sự cố này theo hướng tích cực thậm chí sẽ là cơ hội để các hãng taxi tạo dựng hình ảnh và uy tín đối với khách hàng.
Anh Phạm Ngọc Phú – Huyện Hóc Môn – Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Mình cũng là người từng để quên hành lý trên taxi, hôm đó mình có một buổi họp từ sân bay về, khi chạy về công ty mình hơi vội nên không kiểm tra hành lý. Ví của mình, trong đó có thẻ căn cước và thẻ khách sạn nữa. Mình có điện cho tài xế, khoảng cách xe với khách sạn rất là xa nhưng anh ấy vẫn nhiệt tình hỗ trợ mình. Đến khi đến nơi, anh ấy lại đưa nhầm cho mình một thẻ căn cước khác, mình lại phải liên hệ một lần nữa và anh ấy lại quay lại một lần nữa".
Trước đây, trong tiềm thức của nhiều người khi để quên đồ trong xe taxi nghĩa là có thể sẽ gặp khó khăn, thậm chí là mất luôn tài sản bởi nhiều lý do. Tuy nhiên, hiện nay, các hãng taxi ở đây đã chuẩn bị những phương án để xử lý tình huống này một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
Ông Trần Bảo Giang – Trưởng phòng Hành chính nhân sự công ty Vinataxi cho biết: "Là một công ty taxi truyền thống lâu đời tại TP.HCM, chúng tôi đã gặp rất nhiều trường hợp hành khách để quên tài sản hành lý ở trên xe, chúng tôi cũng đã chuẩn bị các phương án kịch bản cho vấn đề này. Đối với tài xế, chúng tôi tuyên truyền những lợi ích của việc trao trả lại cho hành khách. Biện pháp cho tài xế là bắt buộc phải nhắc nhở hành khách trước khi rời xe và kiểm tra lại tài sản của hành khách trong khoang hành lý. Trên xe chúng tôi cũng có những nhắc nhở với hành khách lưu ý đồ đạc trên xe".
Đây cũng là một trong những lý do khiến cho tổng đài và nhân viên trả lời điện thoại truyền thống vẫn được các hãng taxi duy trì trong thời đại công nghệ phát triển. Điều này giúp cho việc xử lý các sự cố trở nên chuyên nghiệp hơn, đồng thời tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của hãng taxi.
Chị Lê Thị Xuân Mai – Tổ trưởng Bộ phận tổng đài Vinataxi cho hay: "Bộ phận tổng đài của chúng tôi hoạt động 24/7, khi khách thất lạc hành lý có thể liên lạc cho tổng đài, cung cấp chi tiết thông tin chuyến đi để chúng tôi tìm ra tài xế, hỗ trợ khách hàng nhận tại tài sản để quên".
Chị Phạm Ngọc Khánh Loan – Tổng đài viên Taxi Mai Linh cho biết: "Những khách hàng người ta quên đồ nhiều khi người ta cuống lên, không thể nhớ được chính xác những thông tin, mình phải trấn an cho người ta dịu xuống, rồi hỗ trợ cho họ cung cấp lại thông tin nếu mà đúng xe Mai Linh thì tụi em sẽ tìm thấy, sự vui mừng của khách khi nhận lại, cũng cảm ơn tổng đài và xin lỗi vừa nãy lớn tiếng, nhưng là nhiệm vụ của tổng đài viên thì mình phải biết tiết chế cảm xúc".
Hiện nay, tất cả các hãng taxi đều đang áp dụng chính sách đào tạo tài xế về việc xử lý đồ đạc của khách hàng. Mỗi bác tài đều được huấn luyện về quy trình tiếp đón, nhắc nhở hành khách không để quên đồ cũng như việc xử lý ngay sau khi phát hiện đồ bỏ quên. Điều này giúp tăng cường trách nhiệm của tài xế trong việc giữ gìn và trả lại đồ đạc cho khách một cách an toàn và kịp thời.
Chị Đặng Y Khoa – Lái xe hãng taxi Mai Linh cho hay: "Công ty thường xuyên tập huấn cho tài xế mình phải có cái tâm, trước khi khách hàng xuống xe mình phải kiểm tra đồ đạc, nhắc nhở khách hàng để hành lý không bị thất lạc".
Anh Phùng Đức Doanh – Lái xe hãng Vinataxi cho biết: "Khi mình phục vụ khách hàng, họ đi xe để quên đồ, thì nghĩa vụ của mình là phải làm sao trả lại cho họ một cách nhanh nhất có thể, đó là điều rất vui vẻ và hạnh phúc".
Anh Nguyễn Xuân Chương – Lái xe hãng Vinataxi cho biết: "Mình luôn đặt vai trò của mình vào khách hàng để thấu hiểu ai cũng thế thôi khi mất tài sản lo lắng là điều tất nhiên, không có gì phải ức chế cả".
Việc xử lý việc khách để quên đồ của các hãng taxi hiện nay theo hướng tích cực từ lâu đã là xu hướng, và đang dần trở thành một nét văn hóa trong ngành dịch vụ giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Việc này không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng hay tạo dựng uy tín cho hãng taxi, mà còn góp phần xây dựng hình ảnh thành phố thân thiện, đáng nhớ.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .
Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.
0