Trà sen Tây Hồ
Vào mỗi độ tháng 6 hằng năm, sen Tây Hồ lại bước vào mùa đẹp nhất. Sen Tây Hồ không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp thanh tao, hương thơm ngát đặc trưng mà bởi loại sen này là nguyên liệu chính làm nên trà sen Tây Hồ trứ danh.
Không phải ngẫu nhiên trà sen Tây Hồ được mệnh danh là “thiên cổ đệ nhất trà”, bởi thức uống này có hương vị thanh tao, hương thơm dịu nhẹ, thanh mát và tự nhiên.
Ở phường Quảng An (quận Tây Hồ), khi nhắc tới gia đình nhiều đời ướp trà sen, ai nấy đều biết đến nghệ nhân Ngô Văn Xiêm. Ông là một trong số ít nghệ nhân đến nay vẫn dành nhiều tâm huyết với nghề ướp trà sen, lưu giữ nét tinh hoa văn hóa đặc trưng của mảnh đất Kinh kỳ. Nghệ nhân Ngô Văn Xiêm năm nay đã 77 tuổi. Theo lời kể, ông đã có hơn 70 năm làm nghề. Đến nay, gia đình ông đã có 5 đời làm trà sen.
Hơn 70 năm gắn bó với nghề ướp trà sen, từng công đoạn làm nên trà sen Tây Hồ luôn được nghệ nhân Ngô Văn Xiêm ghi nhớ rất kỹ. Ngay từ nhỏ, ông đã biết tách cánh, phơi nhụy, xem bố mẹ ướp trà. Cứ thế, nghề ướp trà “ngấm” vào nghệ nhân Ngô Văn Xiêm lúc nào không hay. Ông chia sẻ, để làm nên được một mẻ trà ngon, từng công đoạn đều phải được làm rất tỉ mỉ và kỳ công, bắt đầu từ việc chọn hoa và loại chè phù hợp.
Nghệ nhân Ngô Văn Xiêm chia sẻ, làm trà sen Tây Hồ rất vất vả, phải trải qua nhiều công đoạn, mất nhiều thời gian từ sáng sớm tới tối muộn mới ra được thành phẩm. Trong đó, sấy trà là công đoạn đặc biệt quan trọng.
"Sấy không cẩn thận cái là mất cả mẻ chè mấy chục triệu, cho nên cái sấy chè là quan trọng lắm. Một người sấy và một người lại phải túc trực bên cạnh, hai người thay nhau sấy cả một buổi chiều suốt từ 1-2 giờ chiều cho đến tận tối." ông Xiêm chia sẻ.
Dù tuổi đã cao, nhưng nghệ nhân Ngô Văn Xiêm vẫn trực tiếp tham gia vào các công đoạn làm trà sen cùng gia đình. Theo ông, để ra một mẻ trà sen ngon hầu hết các công đoạn phải được làm thủ công. Tuy nhiên, bây giờ ướp với số lượng nhiều hơn nên có thêm sự hỗ trợ của một số phương tiện máy móc hiện đại giúp công việc của những người ướp trà đỡ vất vả đi phần nào.
Trải qua nhiều công đoạn kỳ công nên trà sen Tây Hồ có hương vị rất riêng, được nhiều người cảm nhận “uống trà sen Tây Hồ một lần là sẽ nhớ mãi”.
Có thể nói, trà sen Tây Hồ không chỉ là thức uống thông thường mà đã trở thành một nét tinh hoa trong văn hóa thưởng trà của người Hà Nội.
Cho tới nay, cả gia đình nghệ nhân Ngô Văn Xiêm gồm vợ, con và cả các cháu đều tham gia các công đoạn làm trà, gìn giữ nghề ướp trà sen truyền thống. Với ông Xiêm, làm trà sen là để giữ nghề truyền thống của gia đình chứ không phục vụ mục đích kinh doanh.
Nghề làm trà đem lại hương thơm cho gia đình, cho người làm chứ không mang tính chất cạnh tranh kinh tế. Gắn bó với nghề truyền thống nhiều năm qua, đến nay mong ước của ông Xiêm là con cháu mình sẽ tiếp nối cha ông, giữ cho nghề truyền thống không bị mai một, thất truyền.
Ông Xiêm chia sẻ: "Muốn nhắn các các cháu là cố giữ. Phải chịu khó, chịu khổ và phải biết mình biết ta thì mới làm được. Nói chung làm trà sen rất vất vả, phải có quyết tâm cao, có nghị lực và có tâm với trà thì làm được."
Thưởng thức trà sen Tây Hồ đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Hà Nội. Trà sen Tây Hồ đặc biệt và khác với những loại trà khác bởi mang sự thanh tao, thuần khiết. Qua bàn tay khéo léo cùng sự tỉ mỉ của những nghệ nhân ướp trà đã tạo nên một thức uống vô cùng tao nhã. Cho dù sen Hồ Tây mỗi năm chỉ nở một mùa nhưng hương thơm của trà ướp hương sen cùng tâm huyết của người làm ra nó lại được lưu giữ mãi trong tâm hồn của người Hà Thành.
Niềm đam mê với các ý tưởng sáng tạo là nguồn cảm hứng để chị Minh Phương cho ra đời các sản phẩm túi xách độc đáo, thân thiện với môi trường, tôn vinh nghề thủ công của Hà Nội mang thương hiệu riêng của mình.
Nghệ nhân Đào Anh Tuấn kế thừa tài năng của cha mình, nghệ nhân ưu tú Đào Văn Soạn, người làm đàn nổi tiếng ở làng nghề làm nhạc cụ dân tộc truyền thống Đào Xá.
Theo đuổi kỹ thuật đắp vẽ thủ công, sử dụng các nguyên vật liệu truyền thống để khảm phù điêu trên các công trình tâm linh, nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy đã có hơn 30 năm gìn giữ nghề “nề ngõa” - một nghề truyền thống với cái tên có lẽ không mấy người từng nghe.
Trong cuộc sống bận rộn và hối hả của Hà Nội, tôi thường có thói quen tìm đến những ngôi chùa, ngôi đình cổ, nơi thời gian dường như ngưng đọng lại. Trong hành trình tìm kiếm, tôi đã gặp gỡ và trò chuyện với nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy (xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội).
Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và văn minh. Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ là mục tiêu của thành phố mà còn là nhiệm vụ của mỗi người dân.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ đã kế thừa những kỹ thuật đan tre của gia đình và đưa những chiếc lồng tre làng Vác đi đến nhiều nơi trên thế giới.
0