Trách nhiệm của Chính phủ trong việc liên tục sửa đổi luật

Trước tình trạng các dự án luật liên tục được bổ sung đưa vào chương trình sát ngày diễn ra kỳ họp Quốc hội, luật vừa mới thi hành đã đề xuất sửa đổi, các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm.

Sáng 22/8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023 đối với nhóm lĩnh vực thứ hai, gồm tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên chất vấn. Ảnh: Quốc hội.

Tại phiên chất vấn, trước vấn đề tội phạm trên không gian mạng đang ngày càng trở nên phức tạp, đại biểu đề nghị cần tổ chức một lực lượng chống tội phạm trên không gian mạng đủ sức ngăn chặn tội phạm này.

Ông Nguyễn Anh Trí, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, nêu vấn đề: "Chính phủ cần tổ chức một lực lượng chống tội phạm mạng nhiều hơn, bài bản và đầy đủ hơn để đủ sức ngăn chặn tội phạm trên mạng. Xin Chính phủ cho biết quan điểm của mình trong việc tổ chức lực lượng để phòng chống tội phạm trên mạng trong thời gian tới?”.

Trả lời câu hỏi, Thượng tướng Lương Tam Quang - Bộ Trưởng Bộ Công an, cho hay: “Thứ nhất, cần đẩy mạnh ứng dụng tài khoản định danh điện tử của công dân. Đây được xem là căn cước trên không gian mạng nhằm xác thực danh tính khi tham gia các hoạt động phục vụ quản lý Nhà nước, hạn chế tình trạng nặc danh, lừa đảo.

Thứ hai, ứng dụng kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm kịp thời xác thực thông tin, làm sạch tài khoản của ngân hàng, loại bỏ tài khoản ảo, làm sạch tài khoản thuê bao di động, loại bỏ sim rác. Qua đó, hạn chế tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhất là tội phạm lừa đảo”.

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trả lời chất vấn. Ảnh: Quốc hội.

Trước thực trạng các dự án luật liên tục được bổ sung đưa vào chương trình sát ngày diễn ra kỳ họp Quốc hội, tình trạng luật vừa mới thi hành đã đề xuất sửa đổi, nhiều chủ thể thi hành luật đòi hỏi việc áp dụng cơ chế riêng, đại biểu đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm.

Bà Nguyễn Phương Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đặt câu hỏi: “Mấy ngày nay, báo chí liên tục đưa tin về việc Chính phủ đang ráo riết chỉ đạo xây dựng các dự án luật sửa đổi có vướng mắc, bất cập và sẽ đề nghị Quốc hội thông qua ngay tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới.

Đại biểu Quốc hội và cử tri rất thắc mắc tại sao chúng ta đã có định hướng chương trình xây dựng pháp luật ngay từ đầu nhiệm kỳ, công tác rà soát pháp luật cũng làm tương đối thường xuyên, cả bộ máy cơ quan từ Chính phủ đến Quốc hội đều rất cố gắng, trách nhiệm, làm việc hết sức vất vả nhưng luật vừa mới thi hành đã phải sửa đổi, thậm chí chưa thi hành cũng phải sửa. Vậy, đề nghị Phó Thủ tướng cho biết những việc này có nguyên nhân vì đâu? Trách nhiệm của Chính phủ trong việc các luật liên tục phải sửa đổi là như thế nào?”.

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Ảnh: Quốc hội.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tư pháp thừa nhận thực trạng này có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Chính phủ đề xuất trình bổ sung 17 dự án mới vào định hướng chương trình, nhưng vẫn chưa bao quát hết những vấn đề mới phát sinh.

Tiếp tục tranh luận, bày tỏ lo ngại về chất lượng xây dựng pháp luật khi mà số lượng luật đang phải xử lý quá lớn, đại biểu Nguyễn Phương Thủy đã đưa ra dẫn chứng cụ thể, như Kỳ họp thứ 8 có tới 25 dự án luật sẽ được cho ý kiến và thông qua, chưa tính các dự án luật mà Chính phủ sẽ trình bổ sung.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết: “Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thành lập một ban chỉ đạo rà soát, tập hợp từ các nguồn khác nhau và dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua hai luật”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chia sẻ với các băn khoăn của đại biểu Quốc hội cũng như những khó khăn của Chính phủ.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trả lời chất vấn. Ảnh: Quốc hội.

Liên quan đến vấn đề sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính, đại biểu đề nghị Bộ Nội vụ làm rõ chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã khi thực hiện chế độ thôi việc, nhất là đối với địa phương chưa tự cân đối được nguồn ngân sách và gặp khó khăn về nguồn kinh phí thực hiện.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời: “Nguồn kinh phí để các địa phương giải quyết chế độ chính sách này thực sự rất là lớn. Đối với các địa phương tự cân đối được ngân sách, theo phân cấp ngân sách, các địa phương sẽ phải cân đối để bố trí nguồn kinh phí, sắp xếp cán bộ theo các nghị định của Chính phủ cũng như nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh mình. Còn lại, các địa phương không tự cân đối được ngân sách sẽ tổng hợp lên để chúng tôi báo cáo Chính phủ”.

Kết thúc chất vấn và trả lời chất vấn, được Chính phủ ủy quyền, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Cảnh sát giao thông đang tham mưu xây dựng dự thảo nghị định xử phạt hành chính, dự kiến điều chỉnh tăng mức phạt với một số nhóm hành vi vi phạm luật giao thông.

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 11 bị can trong vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án sai phạm tại dự án Đại Ninh. Cơ quan Cảnh sát điều tra đề nghị truy tố ông Nguyễn Cao Trí, Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh về tội "Đưa hối lộ".

Chiều 3/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến (lần 2) về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam đề xuất xây dựng thêm đường cất hạ cánh thứ hai tại sân bay Long Thành với kinh phí khoảng 3.400 tỷ đồng.

Nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến việc học sinh sử dụng xe đạp điện, xe máy điện xảy ra trong thời gian qua không chỉ đến từ các em khi vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông mà còn do sự thiếu trách nhiệm của gia đình trong quản lý con em khi đi học, giao xe cho con khi chưa đủ điều kiện điều khiển.