Trách nhiệm của người dân trong công tác PCCC
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công cấp thành phố năm 2024 và định hướng kế hoạch đầu tư công năm 2025, cập nhật điều chỉnh kế hoạch đâu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025. Đề án về nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô.
Thảo luận tại tổ, các đại biểu HĐND của 5 tổ đều cơ bản nhất trí với bốn nội dung báo cáo của UBND thành phố. Trong đó, có nhiều ý kiến đề xuất bổ sung, làm rõ thêm về một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tê – xã hội cuối năm. Cho ý kiến vào đề án tổng thể xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô, các đại biểu đều đồng tình và khẳng định sự cần thiết ban hành nghị quyết. Hà Nội sẽ quy hoạch phát triển 14 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 550 km. Hệ thống đường sắt đô thị này sẽ là “xương sống” của giao thông đô thị.
Về đề án nâng cao năng lực đảm bảo phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn thành phố giai đoạn đến năm 2025, định hướng 2030, các đại biểu khẳng định, giải pháp căn cơ, lâu dài để giảm thiểu số vụ cháy tại thành phố xuất phát từ ý thức của chính người dân.
Bà Hoàng Thị Thúy Hằng - Đại biểu HĐND, Tổ đại biểu quận Đống Đa nêu ý kiến: “Đề án này hoàn toàn đồng tình, vai trò ý thức trách nhiệm của người dân trong việc phòng cháy, những đặc điểm đô thị nếu người dân thiếu ý thức thì nguy cơ cháy luôn hiện hữu. Mong thời gian tới khi đề án được thông qua các địa phương sẽ tuyên truyền cho người dân, tăng cường nâng cao nhận thức nhất là các cháu học sinh, kỹ năng về thoát nạn”.
Các ý kiến thảo luận tại tổ, sẽ được tổng hợp trình Thường trực HĐND thành phố tiếp thu, đầy đủ, đề nghị UBND thành phố giải trình, làm rõ và xem xét trong buổi họp HĐND ngày mai (2/7).
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
0