Trải nghiệm 'Phở số' trong Lễ hội văn hóa ẩm thực

Tối 29/11, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 đã khai mạc tại Công viên Thống Nhất, quận Hai Bà Trưng.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà; Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông đã tham dự sự kiện.

Điểm nhấn của Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 chính là chương trình Phở số Hà Thành, hoạt động quảng bá di sản “Phở Hà Nội” thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trước khi diễn ra Lễ khai mạc, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cùng lãnh đạo thành phố, đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, các khách mời quốc tế đã tham quan các gian hàng là các thương hiệu phở nổi tiếng của Hà Nội. Đặc biệt, lần đầu tiên, các đại biểu và người dân Thủ đô được xem các công đoạn chế biến, trải nghiệm món phở quen thuộc dưới bàn tay của robot.

Tại Lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh, thông qua Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội, các tổ chức, cá nhân, nghệ nhân có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, quảng bá sản phẩm, trải nghiệm những nét đặc trưng văn hóa ẩm thực, đặc sắc của các quốc gia, vùng lãnh thổ, tỉnh, thành phố; đồng thời được giao lưu, chia sẻ những kiến thức, bí quyết của các nghệ nhân, đầu bếp nổi tiếng, những người đã "thổi hồn" vào nguyên liệu, thực phẩm để biến thành những món ăn hấp dẫn.

Buổi lễ cũng công bố quyết định phở Hà Nội được ghi vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đây không chỉ là sự ghi nhận về giá trị lịch sử và văn hóa, khoa học của di sản mà còn mở ra cơ hội bảo tồn và phát triển bền vững tinh hoa ẩm thực truyền thống của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Mỗi món ăn tại khu vực quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đều gắn liền với công thức chế biến truyền thống, mang đậm hương vị đặc trưng của người Hà Nội, trong đó có cafe trứng - một trong những món đồ uống độc đáo của Hà Nội.

Trong mỗi gia đình Việt, mâm cúng đêm giao thừa không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.

Mâm cỗ Tết không chỉ là đồ ăn, mà còn là cách gửi gắm lòng biết ơn và cầu mong một năm mới tốt lành. Mâm cỗ Tết thể hiện sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.

Gói bánh chưng không chỉ để ăn, mà là để nhớ, để cảm nhận cái hồn của Tết. Gói bánh chưng tuy mất nhiều thời gian, công sức, nhưng Tết mà không có bánh chưng thì cái Tết ấy như không trọn vẹn.

Với những ý nghĩa đặc biệt, hoạt động trình diễn di sản ẩm thực, talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ.

Sáng nay (11/1), tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chương trình trình diễn di sản ẩm thực cùng talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức.