Trải nghiệm tàu trên cao Nhổn - ga Hà Nội

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến tàu trên cao Nhổn - ga Hà Nội sắp chính thức được vận hành thương mại đoạn trên cao. Đây là bước tiến lớn trong hạ tầng giao thông của Thủ đô.

Trước đây, để di chuyển từ khu vực Nhổn về trung tâm thành phố, như đến Cầu Giấy, sẽ phải mất khoảng 40 phút, thậm chí cả tiếng nếu gặp phải tình trạng tắc đường.

Nhưng giờ đây, tuyến đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội đi vào vận hành đoạn trên cao giúp rút ngắn thời gian di chuyển, mang đến nhiều sự thuận tiện và thoải mái cho hành khách.

Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5 km. Trong đó đoạn trên cao từ Nhổn đến Cầu Giấy dài 8,5 km. Đoạn đi ngầm từ Cầu Giấy đến ga Hà Nội dài 4 km. Tuyến có 12 nhà ga, gồm 8 ga trên cao (Nhổn, Minh Khai, Phú Diễn, Cầu Diễn, Lê Đức Thọ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chùa Hà, Cầu Giấy) và 4 ga ngầm (Kim Mã, Cát Linh, Văn Miếu, Ga Hà Nội).

Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5 km.

Tuyến đường sắt được đầu tư xây dựng bởi Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội và được Công ty Systra của Pháp tư vấn thiết kế, bắt đầu khởi công xây dựng từ năm 2010.

Qua 14 năm với nhiều lần lỡ hẹn, đến nay, đoạn trên cao đã hoàn thành và sẽ đưa vào hoạt động từ ngày 8/8. Trước đó để chuẩn bị cho việc vận hành, 10 đoàn tàu được nhà sản xuất Alstom (Cộng hòa Pháp) thiết kế riêng.

Với chủ đề “Hành trình xanh”, đoàn tàu gồm ba màu xanh lá mạ, hồng đỏ và trắng. Màu đỏ tượng trưng cho quả thanh long, màu xanh tượng trưng cho cây lúa. Thiết kế này đã đoạt giải thưởng thiết kế ngoại thất tại Pháp.

Thiết kế này đã đoạt giải thưởng thiết kế ngoại thất tại Pháp.

Tuyến đường sắt thí điểm đoạn Nhổn - ga Hà Nội được thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu, các thiết bị và hệ thống điều khiển đều áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Chạy hướng tâm, đi qua khu vực đông dân cư với nhiều trường đại học lớn, tuyến đường sắt khi đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm áp lực giao thông cho khu vực cửa ngõ phía Tây Thủ đô.

Ngày mai, 8/8, sau gần 14 năm lận đận và qua nhiều khó khăn, dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội chính thức vận hành thương mại đoạn trên cao. Chắc hẳn nhiều người dân đang rất mong chờ để được trải nghiệm hệ thống đường sắt đô thị mới này.

Bên trong khoang tàu, không gian rộng rãi, sạch sẽ, màu sắc hiện đại, trẻ trung.

Cách đây gần ba năm, khi tuyến metro Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động, người dân rất mong chờ, háo hức lên tàu. Lúc ấy trên các trang mạng xã hội nhiều người chia sẻ những bức ảnh checkin với đoàn tàu, với các trạm depot. Mỗi điểm tàu đi qua đều được các bạn trẻ nhanh chóng biến thành góc sống ảo.

Nhìn qua hình ảnh của đoàn tàu tuyến Nhổn - ga Hà Nội, bên trong khoang tàu không gian rộng rãi, sạch sẽ, màu sắc hiện đại, trẻ trung. Chắc hẳn tàu cũng sẽ đem đến cho người dân cảm giác thoải mái khi đi tàu, và trong tương lai sẽ có một làn sóng checkin với tuyến metro này.

Máy bán vé tự động tiện lợi.

Chuyến tàu này sẽ đi qua 8 nhà ga. Mỗi nhà ga đều có những đặc điểm và tiện ích riêng biệt, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều điều thú vị cho hành khách.

Sau 15 ngày chạy miễn phí, Hanoi Metro sẽ chính thức bán vé. Giá vé đi cả tuyến từ Nhổn đến Cầu Giấy dự kiến là 12.000 đồng; giá vé ngày là 24.000 đồng. Mức giá này thấp hơn tuyến Cát Linh - Hà Đông do chiều dài tuyến ngắn hơn (8,5 km so với 13 km). Giá vé sẽ thay đổi sau khi dự án thông nốt 4 km đi ngầm.

Đối với vé tháng, mức giá sẽ ngang bằng tuyến Cát Linh - Hà Đông là 200.000 đồng/tháng với hành khách thường và 100.000 đồng/tháng với hành khách là học sinh/sinh viên. Các chính sách miễn phí, giảm giá, bảo hiểm cho từng nhóm khách hàng sẽ được duy trì tương tự tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Sinh viên háo hức ngóng chờ tuyến Nhổn - ga Hà Nội vận hành 

Quận Cầu Giấy là khu vực tập trung các trường đại học lớn của Thủ đô. Nhiều trường đông sinh viên, phương tiện công cộng thì có hạn, vậy nên, việc di chuyển của nhiều bạn trẻ luôn gặp khó khăn.

Sinh viên Trần Minh Thư (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ: “Tôi phải di chuyển bằng xe máy, mất hơn một tiếng đồng hồ, do đó tôi cảm thấy việc di chuyển là rất khó khăn”.

Phương tiện công cộng có hạn nên nhiều sinh viên rất vất vả trong việc đi lại.

Cũng như Minh Thư, mỗi ngày, Kiều Quốc Nghĩa đều phải chờ tuyến xe buýt số 49 đi từ Trần Khánh Dư đến Nhổn. Cả hai chiều đi về mất tới gần hai tiếng đồng hồ. Do đó, Nghĩa rất mong tuyến đường sắt trên cao sớm vận hành để giảm áp lực trong việc di chuyển.

Sinh viên Kiều Quốc Nghĩa (thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ) cho hay: “Tuyến đường trên cao Nhổn - ga Hà Nội đi vào hoạt động, tôi rất muốn đi trải nghiệm vì tôi được biết tuyến đường này sẽ giảm thời gian đi xe buýt của tôi rất nhiều”.

Từ ngày 8/8, tuyến đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội sẽ chạy thử nghiệm miễn phí. Khi đi vào vận hành chính thức sẽ là lời giải cho bài toán giảm ùn tắc giao thông hàng chục năm nay tại khu vực phía Tây Thủ đô.

Hạ tầng phục vụ vận hành

10 đoàn tàu đã được vận hành thử từ tháng 5/2024, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Theo thiết kế, mỗi đoàn tàu gồm bốn toa. Mỗi toa chở được 236 hành khách. Một chuyến chở được từ 944 - 1.124 hành khách, vận tốc tối đa đạt 80 km/h. Vận tốc khai thác trung bình là 35 km/h.

Tàu sử dụng công nghệ hàn liền đảm bảo tốc độ chạy tàu cao, chống ồn và lắp đặt các thiết bị chống trật bánh tàu. Vỏ tàu được làm bằng hợp kim nhôm có trọng lượng nhẹ, tuổi thọ cao, được chế tạo tại Pháp.

10 đoàn tàu đã được vận hành thử từ tháng 5/2024, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.

Mỗi toa tàu ở cả hai tuyến đều có chiều dài trung bình 20 m, chiều cao và chiều rộng lần lượt là 3,69 m và 2,7 m. Có 8 cửa, trong đó bốn cửa ra vào ở mỗi bên thân toa, độ rộng cửa hơn 1,4 m.

Theo các chuyên gia, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội có khả năng thu hút khách ngang bằng, thậm chí còn cao hơn tuyến Cát Linh - Hà Đông. Để phục vụ cho công tác vận hành, 353 lái tàu và toàn bộ nhân sự trực tiếp điều hành tuyến đã được đào tạo dưới sự hỗ trợ của nhà thầu và tư vấn.

Có 8 cửa, trong đó bốn cửa ra vào ở mỗi bên thân toa, độ rộng cửa hơn 1,4 m

Phương án tăng cường kết nối, trung chuyển hành khách bằng xe buýt cũng được Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông Hà Nội hoàn thiện. Dọc trục đường sắt đô thị có 36 tuyến buýt đang hoạt động. Để thuận tiện cho người dân đến trải nghiệm miễn phí trong 15 ngày đầu, UBND thành phố đã yêu cầu các đơn vị trông giữ xe quanh khu vực các ga từ S1- S8 bố trí các điểm trông giữ xe phù hợp.

Đặc biệt, hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội được kết nối với nhau bởi 9 tuyến buýt, đủ khả năng đáp ứng khoảng 15 - 30% tổng nhu cầu đi lại của người dân trên tuyến. Sự bổ trợ giữa hai tuyến metro được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thói quen sử dụng phương tiện công cộng của người dân Thủ đô.

Rộng mở cơ hội phát triển Metro Nhổn - ga Hà Nội

Cùng với vận hành 8,5 đoạn tuyến trên cao, chủ đầu tư và nhà thầu cũng bắt đầu thi công 4 km đoạn đi ngầm từ Cầu Giấy đến ga Hà Nội. Việc sử dụng công nghệ máy đào hầm TBM hàng đầu thế giới được kỳ vọng sẽ giúp tiến độ dự án được đẩy nhanh.

Hơn một tuần từ thời điểm bắt đầu thi công,  hai máy TBM mang biệt danh "Thần tốc" và "Táo bạo" đã đào được hơn 15 m xuyên lòng đất từ ga S9 đến ga S12.

Sau khi hoàn thành 240 m đầu tiên, máy sẽ tăng tốc để đến ga S10 trong tháng 1/2025, và cuối cùng đến ga S12 - Trần Hưng Đạo vào tháng 10/2025.

Công nghệ máy đào hầm TBM.

Định kỳ 4 - 5 ngày, máy sẽ được bảo dưỡng một lần kết hợp với khảo sát địa chất quanh khu vực. Việc sử dụng dòng máy cân bằng áp lực rất phù hợp với điều kiện địa chất có nhiều loại đất hỗn hợp tại Hà Nội.

Trong quá trình khoan hầm, các cảm biến được lắp đặt trên mặt đất sẽ cảnh báo khi xảy ra các hiện tượng lún, nứt nền địa chất nơi đường hầm đi qua để đơn vị thi công có biện pháp xử lý.

Ông Sergei Papin, chuyên gia TBM Tunnnelling, chia sẻ: “Hiện tại việc khoan 200 m đầu gặp khá nhiều khó khăn khi phải vừa khoan vừa đánh giá địa chất, ngoài ra thì tôi không thấy bất kỳ khó khăn nào.Các kỹ sư của Việt Nam rất tuyệt, chỉ vài ngày họ đã nắm được thao tác khoan lắp vỏ hầm. Chúng tôi cùng các đồng nghiệp đang giám sát chặt chẽ các hạng mục của dự án”.

Các chuyên gia và kỹ sư giám sát chặt chẽ việc khoan hầm.

Robot TBM đào hầm đến đâu, vỏ hầm sẽ được lắp đặt cuốn chiếu tới đó. Theo thiết kế, trong điều kiện lý tưởng, mỗi ngày máy sẽ đào được khoảng 5 - 10 m đường hầm tùy từng đoạn. Việc đào 4 km hầm này dự kiến sẽ mất hai năm.

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội là hai mảnh ghép đầu tiên trong mạng lưới 14 tuyến metro theo quy hoạch của Thủ đô Hà Nội. Tuyến đi qua 8 ga trên cao và 4 ga ngầm với tổng chiều dài là 12,5 km. Đoạn đi ngầm Cầu Giấy - ga Hà Nội dài 4 km dự kiến hoàn thành năm 2027.

Có thể nói tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội có vai trò cực kỳ quan trọng trong kiến tạo hệ thống giao thông công cộng Thủ đô hiện đại, an toàn và hiệu quả.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thực hiện phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn TP. Hà Nội, sáng 21/12, Ban Tổ chức và 16 thí sinh tham dự vòng Chung kết “Tiếng hát Hà Nội 2024”, cùng CTCP Công nghệ xanh GODA đã tham gia tổng vệ sinh sân chơi Công viên rừng Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm).

Từ đầu tuần qua, đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" đã được toàn Đảng bộ thành phố triển khai sâu rộng.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính là một nhiệm vụ quan trọng, gắn liền với thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương.

Sáng 21/12, Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ quận Hoàn Kiếm đã tổ chức Lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam và tri ân những đóng góp to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Thời gian qua, được sự quan tâm của thành phố Hà Nội, huyện Mỹ Đức đã đầu tư, xây dựng, nâng cấp, cải tạo hàng chục km đường giao thông liên xã, liên huyện.

Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Ba Đình vừa tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường, xây dựng mô hình “Đoạn đường, tuyến phố không rác” chào năm mới 2025.