Trải nghiệm văn hóa, lịch sử 'Ngọc Sơn - Đêm huyền bí'
Tiếp tục thực hiện Chương trình 06 và Nghị quyết số 09 của Thành uỷ Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, vào tối 31/1, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội đã giới thiệu Chương trình trải nghiệm tại di tích quốc gia đặc biệt đền Ngọc Sơn và khu vực Hồ Hoàn Kiếm với tên gọi "Ngọc Sơn - Đêm huyền bí". Phó bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong, bà Ngô Thị Thanh Hằng - nguyên Phó bí thư thường trực Thành uỷ Hà Nội, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương tới dự.
Chương trình trải nghiệm là sự kết hợp giữa kiến trúc cổ kính của di tích quốc gia đặc biệt đền Ngọc Sơn và các nghi lễ, truyền thuyết dân gian được lưu truyền tại di tích. Chương trình kết hợp sử dụng âm thanh, ánh sáng, công nghệ trình chiếu hiện đại để truyền tải đến du khách những giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam theo một cách mới và hấp dẫn. "Ngọc Sơn - Đêm huyền bí" được chia làm năm chủ đề chính, tương ứng với các khu vực kiến trúc riêng biệt của di tích đền Ngọc Sơn bao gồm: Lễ ban chữ thánh hiền - tại khu vực Tháp Bút, Nghi thức đón linh khí của trời đất - tại khu vực cầu Thê Húc và Đắc Nguyệt Lâu; Truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm diễn ra tại khu vực mặt hồ phía trước Đình Trấn Ba; Nghi lễ cầu an diễn ra trong khu vực đền chính; Tham quan phòng trưng bày tiêu bản Rùa Hồ Gươm và vãn cảnh đền.
Du khách khi tham gia vào chương trình trải nghiệm, sẽ được nhập vai vào các nghi lễ văn hoá dân gian truyền thống của người Việt, ngay chính tại nơi mà tiền nhân đã thực hiện các nghi lễ này - di tích Quốc gia đặc biệt đền Ngọc Sơn.
Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội mong muốn với chương trình trải nghiệm "Ngọc Sơn - Đêm huyền bí", di tích quốc gia đặc biệt đền Ngọc Sơn không chỉ còn là "tài nguyên" mà sẽ trở thành sản phẩm của công nghiệp văn hoá, thu hút nhiều đối tượng du khách cả trong và ngoài nước, góp phần hoàn thành mục tiêu, sản phẩm công nghiệp văn hoá đóng góp khoảng 5% GRDP của thành phố vào năm 2025, 8% GRDP của Thành phố vào năm 2030./.
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
0