Trải nghiệm với hội họa

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội, người ta vẫn có thể tìm thấy niềm vui trong không gian yên bình, giữa sự náo nhiệt của thành phố. Dù là người trẻ hay người già, dù bất kể lý do nào thì việc tìm đến với hội họa không chỉ giúp thỏa mãn niềm đam mê mà còn là cách để mỗi người tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống.

Cụ Nguyễn Thị Hồng Nga (phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa) cùng các thành viên lớp học vẽ đi trải nghiệm vẽ ngoại cảnh ở Hồ Gươm.
Dù đã 84 tuổi nhưng cũng như hầu hết các học viên, cụ Nga đến đây với mong muốn tìm kiếm sự tươi mới trong cuộc sống qua từng nét vẽ.

Cụ Nguyễn Thị Hồng Nga trải nghiệm vẽ ngoại cảnh ở Hồ Gươm.
Những học viên tầm tuổi trung niên cũng đến với lớp học vẽ này để thỏa mãn những khát khao nghệ thuật đã từng bị lãng quên.
Với họ, mỗi buổi đi vẽ là một lần sống lại giấc mơ tuổi trẻ,
là cơ hội để thực hiện điều đã bỏ lỡ do cuộc sống bận rộn trước đây.
Việc tìm đến với hội họa không chỉ giúp thỏa mãn niềm đam mê mà còn là cách để họ tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống.
Để tạo nên những lớp học đầy cảm xúc này, anh Huỳnh Bảo không chỉ là người hướng dẫn kỹ thuật mà còn có vai trò người tạo cảm hứng cho học viên.
Không như lớp học ban ngày, lớp học vẽ buổi tối của những người trẻ bắt đầu khá muộn
Với những thành viên của lớp học, việc tìm đến hội họa không chỉ là niềm yêu thích, mà hơn thế là để giải tỏa những áp lực trong cuộc sống
Còn với những giảng viên như Phương Hảo, cũng đã tìm thấy sự mới mẻ cho chính mình từ các lớp học vẽ không chuyên này.
Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội, người ta vẫn có thể tìm thấy niềm vui trong không gian yên bình, giữa sự náo nhiệt của thành phố như thế.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bún Mạch Tràng, từ lâu đã trở thành một phần ký ức ấm áp của vùng ngoại thành Hà Nội, là món ăn giản dị nhưng lại mang trong mình một câu chuyện lịch sử đầy huyền bí. Nhắc đến bún Mạch Tràng, người ta không chỉ nhớ về những sợi bún trắng ngà, dai mềm mà còn là một món ăn truyền thống được gìn giữ qua bao thế hệ ở làng Mạch Tràng, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh.

Ở Hà Nội có những con phố cổ đông đúc cả ngày. Phố Hàng Chiếu cũng không phải ngoại lệ. Đây là một trong số những con phố hiếm hoi buôn bán đúng mặt hàng gắn với tên gọi "Hàng Chiếu".

Cùng sử dụng chất liệu sợi tơ tằm giống như lụa nhưng "the" hay "sa" dường như đã trở nên khá xa lạ trong đời sống ngày nay. Với khát khao gìn giữ hơi thở của the lụa từng vang danh gắn với mảnh đất quê hương mình, nghệ nhân Lê Đăng Toản (La Khê, Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình đó có không ít gian nan.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống bốn đời làm gốm sứ, chị Vũ Như Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Vạn An Lộc (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã có 9 năm bươn chải với nghề. Thời gian 9 năm không dài đối với một nghệ nhân, vậy nhưng chị Vũ Như Quỳnh đã xây dựng được một vị thế vững chắc cho thương hiệu gốm sứ Vạn An Lộc trên thị trường.

Từ những bó hoa tươi có mặt vào những dịp lễ đặc biệt, những khoảnh khắc đáng nhớ, qua bàn tay khéo léo đã trở thành sản phẩm hộp hoa khô, khung ảnh hay đèn hoa... để kỷ niệm được lưu giữ.

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và những phố phường rộn rã nhịp sống, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ. Trong không gian tĩnh lặng của những bức tranh, Thủ đô hiện lên dịu dàng và thơ mộng.