Trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn còn tới hơn 257.000 tỷ đồng
Tính đến 2/5, ước lượng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn còn lại trong năm đạt 257.170 tỷ đồng. Trong đó, giá trị trái phiếu của nhóm ngành bất động sản đạt 100.260 tỷ, chiếm gần 39% tổng khối lượng đáo hạn
Trong tháng 4, thị trường trái phiếu riêng lẻ đón nhận 13 đợt phát hành mới với tổng giá trị đạt 13.900 tỷ đồng, tăng 29,1% so với tháng trước và tương đương 5,2 lần so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh nhóm ngành bất động sản vẫn chiếm ưu thế, các ngân hàng cũng tăng mạnh hoạt động huy động vốn từ kênh trái phiếu. Hai ngành này chiếm lần lượt 56% và 43% tổng giá trị phát hành trong tháng 4. Đợt này, các ngân hàng tăng cường huy động qua kênh trái phiếu để bổ sung nguồn vốn trung - dài hạn, trong bối cảnh thanh khoản thị trường có dấu hiệu dư thừa.
Có hiệu lực từ 1/1/2025, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% là chính sách về tài khoá chưa từng có tiền lệ, được thực hiện trong thời gian kéo dài 6 tháng đến giữa năm 2025. Đây được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lãi suất cao đã khiến gần 700 doanh nghiệp Mỹ phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ năm ngoái, mức cao nhất trong vòng 14 năm qua.
Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) vừa cho biết 4 nhà cung cấp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử dựa trên nền tảng số tại Việt Nam chưa thực hiện quy định về đăng ký, kê khai và nộp thuế thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
2024 là năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam thành công trong việc kiểm soát lạm phát dưới 4%. Đây là thông tin tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2024 và dự báo 2025”, diễn ra ngày 9/1/2025, do Viện Kinh tế - Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) tổ chức.
Sức mua tại các chợ, siêu thị, đại lý bắt đầu tăng mạnh khi chỉ còn hơn nửa tháng là đến Tết Nguyên đán. Khác với thông lệ, cao điểm Tết năm nay lại là cao điểm của khuyến mại, giảm giá, ngay cả với các mặt hàng thiết yếu. Trong đó, bánh kẹo, trà mứt, rượu bia, nước ngọt… giảm mạnh nhất.
Năm 2024 vừa qua, với những nỗ lực không ngừng của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương, mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam đã vượt mốc 7%. Với những động lực hiện có, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
0