Trầm cảm sau khi lấy chồng

Vợ chồng đến với nhau không ai là hoàn hảo hay hoàn toàn phù hợp. Trong cuộc sống chung, mâu thuẫn vợ chồng là điều không tránh khỏi khi hai người đến với nhau từ hai môi trường khác biệt. Nếu ai cũng muốn thắng, cũng căng lên cho bằng được để ăn thua với đối phương thì sẽ chỉ khiến đối phương tổn phương. Hôn nhân có thể rạn nứt từ những điều vô cùng nhỏ nhặt.

Trước khi kết hôn, các cặp vợ chồng thường có một khoảng thời gian để tìm hiểu tính cách của nhau. Nhưng liệu những lần hẹn hò đó có đủ để người phụ nữ khám phá hết cá tính nửa kia của mình? Hường đoán chắc là không vì thế mà mới có chuyện người vợ sau hôn nhân, phát hiện ra chồng mình có rất nhiều tật xấu khó bỏ, nhiều khi vỡ mộng và dễ dẫn tới đổ vỡ.

Hường từng nghe một chị than phiền về việc hằng ngày chị ấy đã cơm bưng nước rót mà chồng vẫn còn chê, quần áo đi làm về là anh ấy vứt tung cả phòng, làm xong thứ gì thì bỏ lung tung thứ ấy, đến nỗi khi cần thì tìm mãi không thấy, lại gắt gỏng, la lối om sòm. Nhưng đó lại chỉ là những thói quen của chồng được bộc lộ sau ngày cưới. Chị ấy cảm thấy tiếc nuối khi nhớ lại cái ngày trước khi cưới, chồng chị được đánh giá cao vì việc gì cũng hăng hái xắn tay vào phụ. Chị cũng nhớ mình đã từng rất cảm kích và cho rằng anh là người tâm lý, biết quan tâm chia sẻ. Giờ đây khi đã thành vợ chồng, cơm nước một mình vợ lo, còn chồng chỉ xem tivi, đọc sách chờ vợ dọn cơm ra đâu vào đó là ngồi vào ăn ngay. Anh đã từng ăn mặc chỉnh tề, áo quần phẳng phiu mỗi khi gặp chị. Vậy mà bây giờ chị mới hiểu, có thể anh đã phải lục tung cả phòng, tìm tòi lục lọi vất vả mới có thể trở thành chàng trai bảnh bao trước mắt chị.

Vợ chồng đến với nhau không ai là hoàn hảo hay hoàn toàn phù hợp. Trong cuộc sống chung, mâu thuẫn vợ chồng là điều không tránh khỏi khi hai người đến với nhau từ hai môi trường khác biệt. Hôn nhân có thể rạn nứt từ những điều vô cùng nhỏ nhặt. Có người vợ không chấp nhận nổi thói bừa phứa của chồng, hay có ông chồng chán ngán vợ chỉ vì tật nói nhiều. Nếu ai cũng muốn thắng, cũng căng lên cho bằng được để ăn thua với đối phương thì sẽ chỉ khiến đối phương tổn phương. Bởi vì, trong mỗi cuộc cãi vã hôn nhân, người thắng chính là kẻ thất bại.

Chuyện không có đúng sai, chỉ có hòa thuận hay không, gia đình hòa thuận mới là nền tảng tốt cho mọi sự phát triển. Không phải mệt mỏi liền chia xa, không phải không hợp nhau liền rời bỏ. Mà là dẫu có mệt mỏi hơn nữa cũng muốn ở cùng nhau, dẫu có không hợp nhau cũng cố gắng bên nhau. Mệt mỏi là bởi để mắt đến, không thích hợp là vì chưa đủ tình cảm yêu thương, tình yêu thật sự không có nhiều lý do như vậy. Có lẽ chỉ có người trong cuộc mới thực sự hiểu bạn đời mình đang cần điều gì và bản thân mình cần phải làm gì để có thể giữ gìn được tình yêu. Nhưng Hường cảm thấy rằng, sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, nâng đỡ chính là chìa khóa để vun đắp cho hạnh phúc gia đình./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dường như hầu hết ở các làng quê Việt bây giờ, cùng với những thiết chế văn hóa được xây dựng khang trang, phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của người dân, thì cổng làng gắn với tên làng đã tạo nên nét riêng dáng dấp của một làng lưu dấu trong tâm khảm mỗi người. Những tên gọi của làng thường hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa nhân văn sâu xa, mang cả ước vọng khát khao của cha ông một thuở lập làng với sự bình an, ấm no đầy đủ. Vì thế, danh xưng những tên làng cứ lưu mãi qua từng thế hệ…

Hà Nội đón tôi đương vào khoảnh khắc giao mùa. Gánh hoa loa kèn trắng tinh khôi tỏa mùi hương dịu nhẹ giao hòa trong làn gió nhè nhẹ khiến tâm hồn đa cảm thêm khắc khoải giao cảm với đời, để mênh mang thương nhớ hương vị cà phê Giảng - thức uống trở thành một phần thân thương, một phần văn hóa của Hà Nội phố.

Mẹ tôi không nghiện trầu cau nhưng mẹ vẫn trồng một giàn trầu xanh mơn mởn. Mẹ bảo nhà có giàn trầu mới ấm áp. Nhưng tôi hiểu mẹ đã gửi gắm vào đó biết bao nhiêu ân tình và cả nỗi nhớ về ngoại khôn nguôi.

Sống nhẩn nha giữa đời vội vã có thể chưa từng dễ dàng với chúng ta. Nhưng khi bước đi dưới những tán lá xanh xào xạc theo con gió, dưới bầu trời một màu ngăn ngắt xa xôi, tôi cảm giác hồn mình như cánh bồ công anh mảnh khảnh tự do bay mãi, chẳng nghĩ ngợi gì. Có những ngày như thế, những khoảnh khắc như thế. Chỉ cần im lặng hít thở thôi cũng đủ hạnh phúc.

Hà Nội với tôi là những thương nhớ đầu tiên từ hồi tôi đi thi đại học. Hà Nội đã lấy đi của tôi bao nhiêu nước mắt và còn là giấc mơ mà tôi chẳng thể chạm vào. Hà Nội là nhưng kỷ niệm của tôi khi biết người thương nhập viện, là khoảnh khắc thót tim khi đưa con ra cấp cứu viện nhi, là khoảnh khắc cháy lòng khi cha bệnh trọng. Và là khoảnh khắc đi chơi về muộn, thấy những người dân lầm lũi ngủ ngon lành nơi gầm cầu, trong lòng cống...

Trải qua các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đất nước ta đã sản sinh ra những thế hệ thanh niên đại diện cho mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước. Như thế hệ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"; thế hệ một thời hoa đỏ 'xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước'; thế hệ 'sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử' trong chiến tranh bảo vệ biên giới...