Trận Bakhmut - Có phải chiến thắng bản lề của Nga?
Lâu nay, Ukraine luôn gọi Bakhmut là "Pháo đài" và cho rằng mất thành phố này thì Ukraine sẽ mất toàn bộ Donbass, thậm chí mất đến tận bờ Đông sông Dnhepr. Suốt 8 năm từ sau sự kiện Crimea về với nước Nga, NATO đã giúp Ukraine xây dựng thành phố này thành một pháo đài lớn, dường như bất khả xâm phạm.
Bakhmut tuy không quá lớn, chỉ có hơn 7 vạn dân sinh sống trước chiến tranh, nhưng lại có vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Ukraine. Với nhiều tuyến giao thông chạy qua, nó đóng vai trò chốt chặn không cho quân đội Nga triển khai sâu hơn về phía Tây để chiếm được toàn bộ Donbass. Mất Bakhmut thì thực tế là tuyến phòng thủ này có thể tan vỡ nhanh chóng.
Chính vì thế, nhiều tháng qua, Ukraine luôn nỗ lực bảo vệ Bakhmut, liên tục dồn quân về đây, bất chấp những lời tư vấn của đồng minh phương Tây về những tổn thất quá lớn ở đây. Có lẽ vì họ mới chính là những người hiểu rõ nhất về vai trò quan trọng của Bakhmut trong cuộc xung đột này.
Hôm nay, pháo đài Bakhmut đã thất thủ - bất chấp mọi nỗ lực của hơn 80 nghìn lính Ukraine hoạt động theo mặt trận này, chưa kể lực lượng dự bị được triển khai lại từ các hướng Kharkov, Svatovsky, Krasnolimansky, Zaporozhye. Quân đội Ukraine và đồng minh đã chiến đấu đến phút cuối cùng, mặc dù bị tổn thất nặng nề, nhưng cũng không giữ nổi thành phố này. Theo một số nguồn tin đáng tin cậy, tổn thất của Ukraine tại đây lên đến 5 vạn người.
Lực lượng Wagner cũng chịu tổn thất đáng kể trong các trận chiến giành thành phố. Có những ngày, thủ lĩnh Prigozhin của họ còn lên mạng yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Nga cung cấp đủ vũ khí, và bày ra sau lưng mình những thi thể lính Wagner, cho rằng họ đã chết vì thiếu vũ khí. Thực tế thì câu chuyện này cũng chưa chắc đã đáng tin vì binh bất yếm trá, có thể đó chỉ là một chiêu thức của thủ lĩnh Wagner và quân đội Nga mà thôi.
Audio bài viết "Trận Bakhmut - Có phải chiến thắng bản lề của Nga?" trên kênh FM90 Đài Hà Nội
Nhưng bất chấp mọi khó khăn, trục trặc, tổn thất - Chiến dịch tấn công Artemov đã kết thúc. Ukraine đã mất đi một trong những thành phố quan trọng ở Donbass, chịu tổn thất khủng khiếp về nhân lực và thiết bị, buộc phải điều chỉnh kế hoạch cho các hoạt động khác. Đồng thời sự thất thủ này như một đòn giáng mạnh mẽ vào uy tín cũng như niềm tin của các nhà tài trợ phương Tây. Người dân Ukraine có thể cũng sẽ tạo áp lực yêu cầu chính quyền của mình ngồi vào bàn đàm phán với Nga.
Theo luật của DPR, Bakhmut đã đi vào lịch sử kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2023, thành phố này trên thực tế và về mặt pháp lý đã là Artemovsk (tên do Nga đặt trước đây). Sau chiến tranh, cư dân địa phương sẽ có cơ hội quay lại cuộc thảo luận về tên của thành phố và họ sẽ quyết định chọn cái tên nào. Dẫu sao đi nữa, việc kiểm soát được Artemovsk đã kết thúc một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn 2 của chiến dịch quân sự đặc biệt này, nó giúp quân đội Nga có lợi thế quyết định để kiểm soát toàn bộ Donbass.
Nhưng những trận đánh còn lại cũng không hề dễ dàng với ai. Người Ukraine không dễ bị khuất phục, và trước mắt sẽ còn nhiều khốc liệt. Quân đội Nga còn phải đối phó với những cuộc tấn công của binh sỹ Ukraine vào các vùng ngoại ô Artemovsk. Mặc dù tổn thất lớn, nhưng người Ukraine chưa từ bỏ hy vọng phản công giành lại các vùng ngoại ô thành phố này để tạo áp lực lên chính thành phố.
Chiến tranh luôn là ác mộng với nhân loại, nhưng đáng tiếc là lịch sử nhân loại cũng hình thành qua những cuộc chiến tranh. Bản năng giành giật không gian sinh tồn dường như đã ăn vào ADN của mọi sinh vật dưới ánh mặt trời. Nếu nói về lý lẽ thì cả Ukraine và phương Tây đều có những cơ sở của mình. Nhưng quan điểm của người Nga lại khác, họ cho rằng những mảnh đất phía Đông Ukraine thuộc về họ cả về mặt lịch sử lẫn nhân khẩu học. Ngay cả về mặt pháp luật quốc tế, đáng tiếc rằng chính phương Tây đã tạo ra tiền lệ Kosovo - khi mà người dân tự bỏ phiếu ly khai và được phương Tây công nhận. Các tỉnh mới nhập vào Nga từ Ukraine cũng đi theo đúng quy trình đó, vậy nên người Nga mới phẫn nộ cho rằng phương Tây duy trì chính sách ngoại giao nước đôi, không trung thực.
Là một đất nước đã trải qua nhiều cuộc chiến đau thương với các cường quốc xâm lược để giành độc lập tự do, chúng ta hiểu hơn ai hết về cái giá của hòa bình, và chỉ mong cuộc chiến này sớm chấm dứt, các bên liên quan tìm được một lối thoát chung, giữ hòa bình cho chính họ, cho châu Âu và cho toàn nhân loại.
Tác giả: Thiên Lương
Đồ họa: Thanh Nga
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
Tại Pakistan, nhiều tay súng đã tấn công đoàn xe chở người Hồi giáo dòng Shiite, khiến ít nhất 42 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan đang dần tiến tới những giờ đàm phán cuối cùng, tuy nhiên các đại biểu vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung đối với vấn đề lớn là tài chính khí hậu.
Tại cuộc họp báo ngày 21/11, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre xác nhận, Mỹ đã thông báo trước cho Ukraine và các đồng minh về kế hoạch phóng tên lửa tầm trung của Nga.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang cân nhắc thay đổi ban lãnh đạo của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) bằng cách sa thải giám đốc hiện tại và đưa một cựu đặc vụ giàu kinh nghiệm và trung thành với chương trình Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) của ông vào vị trí đứng đầu cơ quan này.
Ngày 22/11, một người đàn ông đã tử vong và một người khác phải nhập viện sau khi một chiếc trực thăng rơi ở một vùng xa xôi của Australia.
0