Tràn lan dịch vụ học hộ, thi hộ trên mạng xã hội

Hiện nay trên các mạng xã hội có rất nhiều hội nhóm công khai các dịch vụ học hộ, thi hộ với các mức giá từ 100.000 đồng đến hàng triệu đồng, tùy vào hình thức học, làm bài kiểm tra, thi hộ. Rất nhiều trường đại học dù đã tìm mọi cách ngăn chặn nhưng vẫn phát hiện không ít trường hợp thi hộ.

Nguyễn Ngọc Huyền, sinh viên năm thứ 2 một trường đại học ở Hà Nội cho biết, nhiều sinh viên do đi làm thêm để kiếm tiền nên đã rủ nhau tìm người đi học hộ và thi hộ. Ở trong ký túc xá, bạn nào có nhu cầu thì báo nhau và tạo các nhóm kín giúp nhau đi học để điểm danh hoặc thi hộ. Đa phần các bạn đi học, điểm danh giúp nhau và chỉ lấy từ 100.000 đồng/tiết.

Theo PGS.TS Trần Thanh Giang - Trưởng ban quản lý đào tạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, nguyên nhân chính phụ thuộc vào ý thức của sinh viên. Những sinh viên lơ là việc học chắc chắn sẽ không đạt được thành tích cao, thậm chí không thể qua môn. Kiến thức là trang bị riêng của mỗi cá nhân, sinh viên có thể trót lọt thuê người học hộ, thi hộ một lần hay vài lần nhưng chắc chắn không thể thuê được cả đời.

Trao đổi về thực trạng này, luật sư Nguyễn Tiến Hùng, liên đoàn luật sư Việt Nam cho biết học hộ, thi hộ là hành vi trái pháp luật giáo dục.  Đặc biệt, trong trường hợp làm giả thẻ sinh viên, chứng minh nhân dân, căn cước công dân để đi thi hộ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Đây là các loại giấy tờ xác nhận về nhân thân do cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân trong một độ tuổi nhất định về những đặc điểm cá nhân được sử dụng trong quá trình đi lại, thực hiện các thủ tục hành chính và các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Để kiểm soát tình trạng học hộ, thi hộ, các nhà trường đã và đang triển khai một số biện pháp cụ thể và hiệu quả như: tăng cường việc giám sát thi cử bằng cách lắp đặt hệ thống camera trong phòng thi và tổ chức cho Phòng Công tác sinh viên kiểm tra thường xuyên; điểm danh bằng camera, áp dụng thí điểm công nghệ nhận diện khuôn mặt để đảm bảo sinh viên tham gia thi là đúng người. Đồng thời, đẩy mạnh giáo dục ý thức về đạo đức học đường và trách nhiệm cá nhân của sinh viên trong học tập và thi cử. Trước hết, sinh viên cần nhận thức rõ rằng việc học hộ, thi hộ không chỉ vi phạm quy định của nhà trường mà còn đi ngược lại giá trị đạo đức và trách nhiệm cá nhân. Hậu quả của hành vi này có thể rất nghiêm trọng, từ việc bị kỷ luật, đình chỉ học tập cho đến ảnh hưởng lâu dài đến danh dự và sự nghiệp sau này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2025, tuyển sinh đại học sẽ không còn xét tuyển sớm. Các phương thức đều được đăng ký và xử lý trên hệ thống tuyển sinh chung.

Sáng nay, Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hà Nội long trọng tổ chức lễ Tuyên dương các đồng chí cán bộ Đoàn - Hội đạt giải thưởng “Sao tháng Giêng”, các tập thể, cá nhân đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” các cấp năm 2024.

Bốn trường mới nhất vừa công bố phương án tuyển sinh là Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Ngân hàng TP.HCM và Trường Đại học Mở TP.HCM.

Cuộc thi "Chinh phục robobimi" năm nay, ngành giáo dục Thủ đô, ngành giáo dục quận Tây Hồ lần đầu tiên triển khai công nghệ thực tế ảo, khiến các em học sinh vô cùng hào hứng, bởi ngoài cọ sát về AI, về ngoại ngữ thì các em còn được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ từ công nghệ này.

Sáng nay 4/1, quận Hoàng Mai tổ chức Ngày hội và tuyên dương danh hiệu “Học sinh 3 rèn luyện”, “Học sinh 3 tốt”.

Hiện nay trên các mạng xã hội có rất nhiều hội nhóm công khai các dịch vụ học hộ, thi hộ với các mức giá từ 100.000 đồng đến hàng triệu đồng, tùy vào hình thức học, làm bài kiểm tra, thi hộ. Rất nhiều trường đại học dù đã tìm mọi cách ngăn chặn nhưng vẫn phát hiện không ít trường hợp thi hộ.