Trấn Quốc - ngôi chùa cổ trong lòng Hà Nội
Chùa Trấn Quốc từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.
Chùa được xây dựng từ thời Lý Nam Đế, có tên là Khai Quốc. Chùa được dựng tại thôn Yên Hoa sau được đổi thành Yên Phụ trên một bãi cạnh sông Hồng. Đến đời Lê Thái Tông, được gọi là chùa An Quốc.
Thời Lê Kinh Tông, do bãi sông bị lở, chùa được dời vào một hòn đảo nhỏ trong hồ Tây gọi là Kim Ngư tức đảo cá vàng, là địa điểm ngày nay. Nơi này đã được các vua nhà Lý dựng cung Thúy Hoa và đời Trần dựng điện Hàn Nguyên dùng làm nơi hóng mát, xem đua thuyền đánh cá. Đời Lê Hy Tông, chùa được đổi tên gọi là Trấn Quốc.
Ngôi chùa cổ kính này hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật có giá trị như bộ tượng thờ ở thượng điện. Đây là những pho tượng được tạo tác tỉ mỉ, trau chuốt. Đáng nói nhất là pho tượng Thích Ca nhập niết bàn được đánh giá là bức tượng niết bàn đẹp ở Việt Nam. Chùa có nhiều bia, cổ nhất là tấm bia dựng năm 1639 do trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính soạn, nội dung ghi lại lịch sử đại tu chùa vào chính năm này.
Khuôn viên chùa có bảo tháp lục độ đài sen được xây dựng năm 1998. Bảo tháp lớn gồm 11 tầng, cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen chín tầng được gọi là Cửu phẩm liên hoa cũng bằng đá quý. Bảo tháp này được dựng đối xứng với cây bồ đề gần 60 năm tuổi do Tổng thống Ấn Độ tặng năm 1959 nhân chuyến thăm chính thức của Tổng thống tại Việt Nam.
Ngôi chùa cổ kính trong không gian thoáng mát, tươi xanh đã tạo nên một tổng thể kiến trúc lịch sử văn hóa và thiên nhiên hoàn hảo. Chẳng thế mà mỗi khi mệt mỏi giữa cuộc sống bộn bề, cần sự tĩnh lặng trong tâm hồn, nhiều người dân Hà Nội chọn chùa Trấn Quốc làm nơi thanh lọc tinh thần.
Chùa Trấn Quốc ngày nay không chỉ nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử đến hành lễ mà còn là điểm thu hút khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước khi đến du lịch Hà Nội.
Đánh giá cao những giá trị lịch sử, tôn giáo cũng như cảnh quan của ngôi chùa cổ 1500 tuổi này, trước kia, Viện Viễn Đông Bác Cổ đã từng xếp chùa Trấn Quốc là công trình lịch sử thứ 10 trong toàn xứ Đông Dương. Năm 1989, chùa được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp quốc gia.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .
Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.
0