Trạng thái 'kim tự tháp ngược' khiến thị trường thiếu lành mạnh

Hiện nay, thị trường bất động sản đang ở trạng thái kim tự tháp ngược, phân khúc bình dân rất ít, còn phân khúc cao cấp lại thừa quá nhiều. Và đúng như hình ảnh được ví von, kim tự tháp mà xoay ngược thì rất dễ đổ.

Kim tự tháp thị trường nhà ở khi ở trạng thái lí tưởng là kim tự tháp xuôi. Nghĩa là phần đáy kim tự tháp - cũng chính là phần giữ nền móng ổn định - sẽ là phân khúc nhà ở bình dân; tiếp theo là nhà ở trung cấp; và cuối cùng, ở phần đầu kim tự tháp, là nhà ở cao cấp. Một thị trường ổn định sẽ phải ưu tiên cho phân khúc nhà ở bình dân.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM, cho biết: “Thành phố Hồ Chí Minh, khoảng trên dưới 70% nhà ở đưa ra thị trường trong những năm gần đây là nhà ở cao cấp, kể cả nhà ở siêu sang. Hà Nội có căn hộ giá một tỷ đồng/mét vuông, thành phố Hồ Chí Minh cũng có căn hộ đó gọi là căn hộ siêu sang, còn lại là nhà ở là trung cấp chứ còn nhà ở mà giá vừa túi tiền là không có”.

Thiếu hụt nhà ở bình dân, nhà ở xã hội, nhiều người càng xa vời khả năng sở hữu chỗ ở cho riêng mình. Do đó, Chính phủ và các bộ, ngành đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội. Nhưng thực tế, trong quá trình triển khai, nhiều vướng mắc còn tồn tại khiến cho công tác này đang bị đình trệ.

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM: “Toàn quốc chỉ thực hiện được mới 10%, tức là con số quá nhỏ. Trong 1.000.000 căn, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mới thực hiện được có hơn 1% chỉ tiêu. Đây là những con số rất đáng báo động, cho thấy thị trường bất động sản phát triển không chưa an toàn, chưa lành mạnh, chưa bền vững”.

TS. Nguyễn Văn Khôi - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, cho hay: “Các luật mới ban hành đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương tiếp tục truyền thông, tập huấn để các đối tượng hiểu đúng và thực hiện hiệu quả, trong đó luật đã phân cấp một số cơ chế chính sách như là cải tạo nhà cũ, nhà ở xã hội thương mại đều có phân cấp cho địa phương,à xây dựng cơ chế đặc thù của địa phương, thì cái này rất quan trọng. Nếu chúng ta không làm ngay trong cuối năm 2024 này thông qua hội đồng nhân dân thì chúng ta lại mất cả một thời gian dài tiếp theo”.

Theo báo cáo từ Bộ Xây dựng, giai đoạn từ năm 2021 đến hết quý III/2024, cả nước có 622 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 565.177 căn, trong đó hoàn thành 79 dự án với quy mô 42.414 căn; đã khởi công xây dựng 131 dự án với quy mô 111.687 căn;  412 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 411.076 căn. Tuy nhiên, đây là con số khá ít ỏi so với nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Và để đạt được mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội, Chính phủ và các ngành chức năng còn rất nhiều điều cần phải làm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảng giá đất điều chỉnh vừa được UBND Thành phố ban hành có hiệu lực từ 20/12/2024 đến hết năm 2025, trong đó, giá đất ở có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu đồng/m² với các thửa mặt đường tại loạt phố của quận Hoàn Kiếm. Mức này gấp gần 3,7 lần bảng giá cũ.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71 về việc điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố được áp dụng từ nay đến hết năm 2025.

Sau những vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thời gian qua, chính quyền nhiều địa phương đã yêu cầu người dân phá dỡ chuồng cọp, song sắt. Lối thoát nạn an toàn có vai trò như thế nào khi chẳng may xảy ra cháy nổ?

Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.

Triển khai Công điện số 130 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã ban hành công văn số 4255 yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội.