Tranh luận đổi mới TAND theo thẩm quyền xét xử

Trong phiên họp sáng 28/5, Thường vụ Quốc hội không tán thành việc đổi tên gọi TAND cấp tỉnh, huyện nhưng còn nhiều ý kiến khác nhau nên xây dựng hai phương án xem xét.

Liên quan đến đổi mới TAND cấp tỉnh, cấp huyện theo thẩm quyền xét xử, dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) đã đưa ra hai phương án.

Phương án 1: Giữ nguyên như quy định pháp luật hiện hành về TAND cấp tỉnh, cấp huyện.

Phương án 2: Đổi mới TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, cấp huyện thành TAND sơ thẩm.

Nhiều đại biểu tán thành phương án 2, với lý do hoàn thiện cơ chế để khắc phục tình trạng quan hệ giữa các cấp tòa án là quan hệ hành chính, bảo đảm độc lập giữa các cấp xét xử và tính độc lập của tòa án.

Nhiều đại biểu tán thành phương án 2.

Ông Đỗ Ngọc Thịnh - Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hoà nêu ý kiến: "Chúng ta khẳng định toà án là cơ quan xét xử của Nhà nước, toà án thực hiện quyền tài phán của quốc gia chứ không phải toà án xét xử cấp huyện hay cấp tỉnh. Nếu chúng ta tiếp tục giữ điều này thì rất khó cho toà độc lập, rất khó cho toà xử công bằng”.

Ông Phạm Văn Hoà - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng việc đổi mới tên gọi, nhưng nhiệm vụ, quyền hạn của các tòa án được dự kiến đổi mới này không thay đổi. Mặt khác, phải sửa đổi nhiều luật có liên quan, nhất là các luật trong lĩnh vực tư pháp để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời phát sinh nhiều chi phí khác như: sửa con dấu, biển hiệu, các loại biểu mẫu, giấy tờ. Do đó, đề nghị giữ nguyên quy định của Luật hiện hành.

Ông Phạm Văn Hoà - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp phát biểu: "Nhiệm vụ của các toà án theo giải trình thì không hề có sự thay đổi. Các toà án vẫn gắn với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, quy định này chưa thống nhất với các cơ quan tư pháp khác, đặc biệt là Viện kiểm sát. Nội dung này không có gì khác hơn, tại sao chúng ta phải sửa đổi?”

Vì có nhiều ý kiến khác nhau, nên đại biểu đề nghị Quốc hội cho phép lấy phiếu ý kiến lựa chọn phương án.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 4/11, tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, đã tổ chức phiên trù bị. Tham dự của 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sáng nay Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm thì việc tổng hợp, lấy ý kiến người dân với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật là vô cùng quan trọng. Song, công việc này vẫn còn hình thức và chưa mang lại hiệu quả cao. Đây là phản ánh của đại biểu Quốc hội về chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong phiên thảo luận 4/11.

Phát biểu tại phiên họp Quốc hội chiều 4/11, Đại biểu Nguyễn Tri Thức - Đoàn ĐBQH TP. HCM đề nghị Chính phủ quan tâm quản lý các trang thông tin trên mạng xã hội, các phương tiện truyền thông để kiểm soát các hoạt động mua bán sữa mẹ trái phép và cần có các chính sách để vận động hiến tặng sữa mẹ, giống chính sách vận động hiến máu tình nguyện.

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng 4/11, các đại biểu đã bày tỏ sự quan tâm đến nhiều vấn đề nóng của xã hội trên các lĩnh vực: lao động việc làm, y tế, giáo dục... Đặc biệt là những vấn đề cần quan tâm sau siêu bão Yagi vừa qua.

Phát biểu tại phiên họp Quốc hội sáng 4/11, đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình kiến nghị nhân dân và cử tri mong muốn xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình khẩn cấp để trục lợi.