Tranh sơn mài, bí ẩn nằm ở đáy vóc
Là một trong những họa sỹ gắn bó với dòng tranh sơn mài Việt Nam ngay từ những ngày mới ra trường, với họa sỹ Trần Trung, tranh sơn mài Việt Nam sử dụng sơn ta được trồng ở Phú Thọ có độ bền vĩnh cửu, trong đó còn chứa đựng cả cốt cách và linh hồn văn hóa Việt.
Trong hội họa, hòa chung cùng mỹ thuật thế giới thì có rất nhiều loại sơn, mực, nhiều chất liệu tạo vườn hoa nghệ thuật, thì sơn ta Việt Nam góp một bông hoa rất đặc biệt, rất hiếm hoi.
Họa sỹ Trần Trung - đường Lý Thánh Tông, phường Tân Hồng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Sơn ta được trồng ở các vùng trung du phía Bắc nước ta, tập trung ở Phú Thọ nơi có kinh nghiệm nhiều năm ươm trồng và khai thác chất lượng nhựa tốt nhất.
Theo những người dân có kinh nghiệm trồng, khai thác và chế biến sơn ta, để có được những sản phẩm sơn tốt giao cho các họa sỹ, người làm sơn phải thực hiện rất nhiều khâu và hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm gia truyền.
Trong nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam, vóc sơn mài là cốt gỗ để họa sĩ sáng tạo bức tranh sơn mài hoàn chỉnh. Một bức tranh sơn mài có tuổi đời vài chục năm hay hàng trăm năm phụ thuộc vào chất lượng của tấm vóc. Điều quan tâm trước tiên là chất lượng gỗ bền chắc. Ngày nay, bên cạnh gỗ tự nhiên có thể thay thế bằng các loại gỗ công nghiệp chất lượng cao.
Để làm nên một tấm vóc sơn mài, thợ thủ công cần ít nhất 20 ngày. Chất sơn được sử dụng trong quá trình làm vóc có tên là sơn ta. Đối với những người làm vóc, đây là một nguyên liệu quý bởi sơn ta rất khó khai thác và bảo quản.
Mỗi lớp sơn sẽ lại lót một lớp giấy hoặc vải màn và mỗi lớp sơn cần để tấm vóc khô tự nhiên từ 2 đến 3 ngày. Khi sơn khô, đem ra chà nhám bề mặt rồi cứ thế hom thêm 4-5 lần nước tương tự cho đến khi tấm vóc đủ hoàn chỉnh.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .
Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.
0