Trao cơ hội việc làm giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Việt Nam có khoảng 200 nghìn người mắc chứng tự kỷ. Khiếm khuyết về sức khỏe tâm thần khiến họ rất khó có thể tìm được những công việc phù hợp và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Thấu hiểu được nỗi lòng của những cha mẹ có con tự kỷ, Trung tâm Giáo dục và Đào tạo hướng nghiệp nghề SEED đã đồng hành cùng các gia đình có con em tự kỷ và mở ra các lớp dạy nghề cho các bạn tự kỷ ở lứa tuổi thành niên để các em sống có ý nghĩa và phần nào tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân.

Đỗ Hải An là một học viên mắc chứng tự kỷ chức năng cao có nhiều rối loạn về hành vi. Từ khi tới Trung tâm Giáo dục và Đào tạo hướng nghiệp nghề SEED, Hải An từng ngày tiến bộ, các hành vi đã được cải thiện. Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô của trung tâm, Hải An được học kỹ năng sống, kỹ năng về giới tính, được trò chuyện với những người bạn và làm những bông hoa nghệ thuật. Dù giao tiếp vẫn còn khó khăn nhưng đôi mắt Hải An luôn sáng lên niềm vui khi nói về những sản phẩm do mình làm ra.

Em Hải An  được giáo viên hướng dẫn bày các giỏ hoa.

Với nhiều người tự kỷ, dù đã rất cao lớn nhưng những việc giản đơn như tự cầm được chiếc kéo làm ra được bông hoa, tự làm được chiếc bánh lại là niềm mong đợi của người thân của họ. Đồng hành cùng gia đình, trong quá trình lớn lên của những em nhỏ đặc biệt, các thầy cô ở trung tâm giáo dục và đào tạo hướng nghiệp nghề SEED đã trở thành điểm tựa cho các em và gia đình. Tại đây, ngoài làm hoa giấy, hoa lụa còn có lớp dán nhãn dữ liệu, làm bánh, học vi tính. Với gần 100 học viên mắc chứng tự kỷ, học viên lớn nhất đã gần 40 tuổi, tới đây người tự kỷ vừa có thêm trải nghiệm mới, vừa tự kiếm thêm thu nhập. Quan trọng hơn cả là đời sống tinh thần của các bạn trở nên tích cực. Chị Nguyễn Mai Thủy – giáo viên tại Trung tâm cho biết có người mẹ đã bật khóc khi thấy con kiếm được đồng tiền đầu tiên bằng sức lao động của mình.

Giáo viên của trung tâm rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ.

Có khiếm khuyết về sức khỏe tâm thần, nhưng bù lại hầu hết những người mắc hội chứng tự kỷ lại có sức khỏe thể chất bình thường. Tuy nhiên, họ vẫn không thể tìm được những công việc phù hợp. Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, trong đó lý do quan trọng nhất là họ chưa được trao cơ hội để thể hiện khả năng của bản thân. Đây cũng là lý do khiến chị Đào Thu Thủy và những người cộng sự quyết tâm thành lập Trung tâm giáo dục và hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ. Chị Thủy cho biết người tự kỷ tại đây vừa được đào tạo nghề, vừa trực tiếp làm việc và đặc biệt là người đi trước sẽ hướng dẫn người tới sau.

Cô Đào Thu Thủy hướng dẫn các em học viên làm hoa.

Anh Nguyễn Đức Trung, Giám đốc điều hành Dự án Các mô hình kinh tế dành cho người tự kỷ cho rằng, chúng ta đang có nhiều hỗ trợ, can thiệp về y tế, giáo dục đối với trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, mảng về lao động, hướng nghiệp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì để người tự kỷ tham gia được lao động cần một chuỗi mắt xích từ lúc còn nhỏ, chứ không phải đến khi lớn, trưởng thành muốn là có thể đi làm. Để người tự kỷ có thể hòa nhập rất cần sự chung ta của cả cộng đồng.

Những sản phẩm của các bạn tự kỷ tự làm được bày tại trung tâm SEED.

Hải An có ước mơ làm hoa nghệ thuật, Hoàng Đức có ước mơ làm bánh, Duy Nghĩa đam mê máy tính... Những ước mơ được chắp cánh bằng sự nhẫn nại và tình yêu thương của các thầy cô trung tâm SEED. Mỗi ước mơ khi được gieo mầm, vun xới bởi thầy cô, gia đình và hỗ trợ của cộng đồng sẽ kết thành những trái ngọt trong tương lai.

Việt Nam hiện có hàng trăm nghìn người mắc chứng tự kỷ, trong đó, nhiều người ở tuổi lao động nhưng chỉ rất ít người tìm được việc làm phù hợp. Trao cơ hội và niềm tin chính là cách giúp họ thể hiện được khả năng bản thân và quan trọng nhất là xóa bỏ định kiến người tự kỷ là gánh nặng của gia đình và xã hội./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được tổ chức long trọng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đọc Diễn văn kỷ niệm. Tham dự sự kiện có các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đoàn khách các nước bạn Lào, Campuchia, Trung Quốc, Pháp.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: 'Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước'. Chân lý đó được thể hiện sinh động trong chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.

Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Triển khai ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư được xem là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của năm 2024 - đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải tại hội nghị trực tuyến quán triệt và tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến quy trình tạo lập thông tin, dữ liệu về PCCC diễn ra vào chiều 7/5.

Sáng 7/5, Đoàn Kiểm tra số 2 của Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của Thành uỷ Hà Nội, do Trưởng ban Dân vận Thành uỷ Đỗ Anh Tuấn làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại quận Long Biên.

Chiều 7/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì tiếp xã giao đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn thành phố Seoul, do ông Kim Hae Gwang, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Công đoàn thành phố Seoul, Hàn Quốc, dẫn đầu.