Trao giải cuộc thi viết 'Khát vọng Tây Hồ - Thăng Long'

Cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” là cuộc thi viết cấp huyện đầu tiên trên địa bàn thành phố. Từ 1.156 tác phẩm, ban giám khảo đã chọn ra 42 tác phẩm xuất sắc để trao giải.

Quận ủy Tây Hồ vừa tổ chức tổng kết cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024. Tham dự buổi lễ có Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương.

Giải thưởng được trao cho hai nhóm tác giả. Nhóm cán bộ, đảng viên, nhân dân được trao 1 giải A, 3 giải B, 5 giải C và 13 giải Khuyến khích. Nhóm các nhà báo được trao 3 giải A, 5 giải B, 5 giải C và 2 giải Khuyến khích. Trong đó, phóng viên Kim Xuyến – Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã đoạt giải A thể loại phát thanh với tác phẩm: “Kinh doanh dịch vụ mặt nước nổi hồ Tây”.

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương phát biểu tại buổi trao giải.

Phóng viên Kim Xuyến chia sẻ: “Trà sen là một trong những điểm nhấn của quận Tây Hồ trong đường hướng phát triển kinh tế - xã hội nơi đây. Ý tưởng trà sen này được đưa vào tác phẩm của tôi để người dân trong nước cũng như khách quốc tế biết đến”.

Bà Trần Thị Thu Hường, Trưởng ban Tuyên giáo Quận ủy Tây Hồ, cho biết: “Đây là hoạt động thiết thực của cán bộ đảng viên và nhân dân quận Tây Hồ nhằm hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và hướng tới 30 năm thành lập quận Tây Hồ. Chúng tôi nhận được các bài dự thi từ người viết nhiều độ tuổi khác nhau, từ các cụ 90 tuổi, các cán bộ hưu trí, cán bộ công chức cho đến các em học sinh”.

Các tác phẩm đem đến nhiều giải pháp, đề xuất có tính chất đột phá, khai thác hiệu quả tiềm năng của quận Tây Hồ, bao gồm: đổi mới, sáng tạo để phát triển dịch vụ, du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh và làng nghề truyền thống của quận.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chương trình thực cảnh “Chuyện phố Hàng” - show diễn lấy ý tưởng từ 36 phố phường Hà Nội xưa vừa ra mắt công chúng Thủ đô vào tối 9/10 tại Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, quận Hoàn Kiếm.

Từ những ngày tháng khó khăn gian khổ, Hà Nội đã vươn lên mạnh mẽ, từng bước trở thành thành phố văn minh, hiện đại mang tầm vóc khu vực và quốc tế.

Không chỉ nổi tiếng là một lực lương tinh nhuệ, Đại đoàn 308 còn được biết đến là một trong những đội quân có nhiều chiến sĩ - văn nghệ sĩ là người con của Thủ đô Hà Nội. Với niềm tin son sắt, nhiều bài thơ, ca khúc về ngày chiến thắng đã được các chiến sĩ Đại đoàn 308 viết lên như dự cảm về một sự kiện lịch sử tất yếu.

Thủ đô nước Việt từng nhiều lần bị ngoại bang chiếm đóng, từng nhiều lần khói lửa ngút trời, gạch tan ngói vỡ... Sau mỗi đận binh lửa, lại “cởi súng lau mồ hôi trán, ta lại xây Hà Nội của ta”…

Hà Nội, những khoảnh khắc tháng 10 thật đặc biệt. Từ Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 trên quảng trường Ba Đình, đến những ngày tháng lịch sử 10/10/1954, khi Thủ đô rực rỡ cờ hoa với niềm hân hoan tột cùng đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Chiều 9/10, tại vườn hoa Đại học Công đoàn, Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội đã phối hợp cùng Quận ủy Đống Đa tổ chức lễ gắn biển công trình “Dân vận khéo” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Tham dự sự kiện có, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đinh Văn Khóa Hà Nội Bí thư Quận ủy Đống Đa Đinh Trường Thọ.