Trào lưu cosplay lan rộng trong giới trẻ Việt
Cosplay là từ viết tắt của “costume” và “roleplay”, có nghĩa là “trang phục” và “hóa thân”. Thông qua trang phục, hóa trang, các bạn trẻ nhập vai mô phỏng lại nhân vật trong truyện tranh, phim giả tưởng, các nhân vật trong game hay bất kỳ nhân vật nào mà mình yêu thích. Người yêu thích cosplay có thể theo đuổi trào lưu một cách tự do hoặc lập câu lạc bộ để luyện tập và diễn cosplay cùng nhau.
Cosplay được hình thành vào năm 1970 tại đất nước Nhật Bản, trò chơi này đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của giới trẻ trên khắp thế giới. Ngày nay, cosplay đã lan ra toàn thế giới dù cho ở các nước phương Tây, những lễ hội hóa trang đã có từ thế kỷ XVI. Điều khác biệt là các cosplayer có thể hóa trang bất cứ lúc nào, khi ra phố, đi chơi, tham gia lễ hội...
Du nhập vào Việt Nam từ những năm 2000, sự mới mẻ và có phần “khác người” của cosplay ngay lập tức thu hút giới trẻ Việt.
Trước đây, cộng đồng cosplay chỉ tập trung hóa thân vào các nhân vật có sẵn trong truyện tranh hay phim hoạt hình, thì hiện nay, họ còn có thể cosplay để thành các nhân vật trong trò chơi điện tử hay người nổi tiếng.
Để trở thành cosplay, người chơi chuẩn bị cho mình những bộ trang phục của nhân vật, các phụ kiện đi kèm và trang điểm kỹ lưỡng để nhập vai.
Cosplay phát triển đã kéo theo những dịch vụ phục vụ người chơi. Đó là những cửa hàng bán, cho thuê phụ kiện, trang phục cosplay hay dịch vụ chụp ảnh, trang điểm do các bạn học sinh, sinh viên và người chơi mở ra. Đặc biệt, có những bạn trẻ bên cạnh niềm đam mê, đã học hỏi mày mò để trở thành người thợ chế tạo phụ kiện cho các nhân vật hóa thân.
Cosplay không chỉ giới hạn trong việc mặc trang phục, mà còn trở thành một hình thức biểu diễn nghệ thuật đầy sáng tạo. Không chỉ là trang điểm, mặc trang phục giống nhân vật mình yêu thích, những cosplayer còn cố gắng tái hiện mọi chi tiết từ cử chỉ đến biểu cảm của nhân vật.
Hiện nay, cosplay vẫn luôn là nghệ thuật hóa trang được nhiều người yêu thích. Người ta không ngừng sáng tạo để xây dựng những hình tượng cosplay độc đáo, phục vụ cho mọi người cái nhìn mãn nhãn hơn về loại hình văn hóa Nhật Bản.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.
Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.
0