Trao quyền cho Hà Nội cắt điện, nước công trình vi phạm

Tại phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đề xuất đối với các công trình đang thi công có vi phạm thì cách tốt nhất để dừng lại là cắt điện, nước, không cho thi công.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội mong muốn được giao thêm quyền này và chỉ có Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch UBND thành phố mới được áp dụng.

Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nội dung này cũng được đề cập đến và được nhiều đại biểu Quốc hội tán thành. Các ý kiến đều cho rằng, nếu áp dụng trong thực tiễn, sẽ giúp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, hướng tới mục tiêu bảo vệ cuộc sống an toàn cho người dân.

Các công trình đang thi công có vi phạm thì cách tốt nhất để dừng lại là cắt điện, nước, không cho thi công.

Thuộc ô đất C4, khu đô thị mới Yên Hòa quận Cầu Giấy có một công trình vi phạm về trật tự xây dựng và PCCC. Từ năm 2023, UBND phường Yên Hòa đã có văn bản đề nghị Công ty điện lực Cầu Giấy kiểm tra, rà soát ngừng cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, phía điện lực vẫn cấp điện cho khách hàng và các hộ dân vẫn kinh doanh, sinh sống bình thường.

Theo quy định hiện hành, việc cắt điện với các công trình sai phạm chỉ có hiệu lực khi có quyết định cưỡng chế. Điều này gây khó khăn cho chính quyền.

Chủ tịch UBND các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước với công trình xây dựng sai quy hoạch.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định trong trường hợp cần thiết, để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Chủ tịch UBND các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước với công trình xây dựng sai quy hoạch, không có giấy phép.

Thực tế cho thấy với vị trí, vai trò đặc thù, Thủ đô Hà Nội tập trung một lượng lớn dân cư nên có yêu cầu cao về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Việc trao quyền cho Hà Nội có biện pháp hành chính đặc thù trong Luật Thủ đô sẽ giúp chính quyền các cấp thực hiện hiệu quả hơn chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn thành phố. Trong đó, cắt điện, nước đối với công trình vi phạm chính là một trong những công cụ ngăn chặn vi phạm từ sớm, từ xa; hướng tới mục tiêu bảo vệ sự sống cho người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thực hiện Nghị quyết 09, hết quý 1, đã thành lập được 65/90 tổ chức Đảng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước; toàn Đảng bộ Thành phố Hà Nội kết nạp được 5.189 đảng viên, đạt 50% chỉ tiêu giao.

Với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, sáng 28/6, Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Trong đó, Hà Nội theo Quy hoạch thủ đô vừa được Quốc hội thông qua sẽ là một siêu đô thị hiện đại và hài hòa với 5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế, 5 trục động lực, 5 vùng kinh tế - xã hội, 5 vùng đô thị…. Miền đât kinh kỳ nghìn năm văn hiến sẽ được nâng lên xứng tầm một Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Sáng nay (28/6), Hà Nội sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06 Chính phủ, đánh giá kết quả lập hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành các ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sáng nay (28/6), Hà Nội công bố và chính thức vận hành ‘siêu’ ứng dụng Công dân Thủ đô số - iHanoi, với khả năng cung cấp thông tin toàn diện, tạo lập kênh kết nối số nhanh chóng và thuận tiện giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp.

Văn phòng dịch vụ một điểm đến hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ đã tiếp cận và tư vấn cho 59 lượt phụ nữ di cư hồi hương trong 6 tháng đầu năm 2024.

Xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, huyện Mỹ Đức đã chủ động khuyến khích những tập thể, cá nhân trong công chức, viên chức, lao động có những sáng kiến trong chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá xây dựng hình ảnh chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân thuận lợi nhất.