Trầu têm cánh phượng, nét đẹp trong văn hóa trầu cau

Trầu têm cánh phượng là trầu mà có lá trầu được cắt tỉa theo hình cánh chim phượng, đây là loại trầu đẹp, mang hình ảnh đẹp của phong tục ăn trầu ở Việt Nam. Ở Hà Nội, để tìm một nơi bán trầu cau thì không khó, nhưng bán trầu têm cánh phượng thì phải tìm đến phía sau chợ Đồng Xuân.

Quả cau, lá trầu tuy nhỏ nhưng là lễ vật không thể thiếu trong nhiều nghi thức truyền thống của người dân Việt Nam, là cầu nối của rất nhiều việc trọng đại và trở thành nét đẹp văn hóa giao tiếp được người dân gìn giữ. Trong mâm lễ vật cưới hỏi, ma chay hay trên mâm lễ cúng tổ tiên của người Việt... đều không thể thiếu miếng trầu và những quả cau nhỏ nhắn.

Trong mâm lễ vật cưới hỏi, ma chay hay trên mâm lễ cúng tổ tiên của người Việt... đều không thể thiếu miếng trầu và những quả cau nhỏ nhắn.

Tại Hà Nội, chợ Đồng Xuân là địa điểm bán trầu cau quanh năm với khoảng chục kiot. Theo chia sẻ của các tiểu thương kinh doanh mặt hàng này cho biết, vào những ngày mùng 1, ngày rằm, mùa cưới và giáp Tết Âm lịch thì nơi đây nhộn nhịp và hơn ngày thường và mặt hàng bán chạy chủ yếu là cau lễ và trầu têm cánh phượng; giá cả mặt hàng này cũng có tăng chút xíu so với ngày thường.

Chợ Đồng Xuân là địa điểm bán trầu cau quanh năm với khoảng chục kiot.

Bà Nguyễn Thị Tính đã có gần 20 năm kinh doanh đồ lễ cưới hỏi và lễ cúng cho biết, vào những ngày có khách đặt nhiều, bà phải đi rất nhiều nơi mới thu gom được đủ số lượng trầu cau để têm theo đơn hàng của khách. Các khách hàng của bà thường ưa chuộng nhất mặt hàng trầu têm cánh phượng.


Mặt hàng trầu têm cánh phượng luôn được nhiều khách hàng thường ưa chuộng.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tục ăn trầu đang dần mai một, số lượng người ăn trầu đã ít đi, tuy  nhiên, trong các nghi lễ như: cưới hỏi, mừng thọ, Tết, hội làng, mâm cúng đều có sự xuất hiện của quả cau, lá trầu bởi miếng trầu đã gắn liền với đời sống của người Việt, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.

Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.

Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.

Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.