Trẻ cần được trang bị kỹ năng sống trong môi trường nước

Năm nào cũng vậy, dù đã được cảnh báo, tuy nhiên, cứ vào dịp nghỉ hè, trên cả nước lại xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm ở trẻ em, khiến các gia đình và cả cộng đồng đều lo lắng, thương cảm. Mặc dù tỷ lệ trẻ biết bơi tăng dần qua từng năm nhưng biết bơi vẫn chết đuối bởi thiếu kỹ năng khi ở trong môi trường nước.

Dạy trẻ học bơi là việc cần thiết sẽ giúp giảm những rủi ro khi ở dưới nước vì biết bơi thôi chưa đủ để phòng tránh đuối nước mà giúp trẻ thực hành các kỹ năng an toàn trong môi trường nước là điều quan trọng nhất.

Nguyên nhân của việc mất an toàn trong môi trường nước

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu sự giám sát của người lớn, chủ quan của bố mẹ để trẻ tự do vui chơi tại những khu vực nguy hiểm như sông, suối, ao, hồ.

Bên cạnh đó, một phần do trẻ không biết bơi, chưa được dạy kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bị đuối nước.

Song cũng xảy ra trường hợp trẻ bị chết đuối do sự không an toàn của các môi trường sống xung quanh.

Hoặc cũng có những trường hợp các em cứu lẫn nhau, do chưa có kiến thức trong việc cấp cứu, sơ cứu người bị chết đuối, dẫn đến tình trạng số lượng trẻ bị chết đuối tăng lên.

Dạy trẻ tập bơi là biện pháp hàng đầu để phòng tránh đuối nước

Độ tuổi nào nên học bơi

Hầu hết trẻ từ 4 tuổi trở lên đã có thể học bơi. Trước khi bắt đầu cho trẻ nhỏ học bơi các bố mẹ cần cân nhắc một số yếu tố như thời gian trẻ có thể ở dưới nước, mức độ phát triển tâm lý của trẻ, hạn chế về cơ thể và những vấn đề về sức khỏe mà trẻ có thể gặp phải khi ở dưới nước như nuốt phải nước, bị viêm nhiễm, dị ứng các hóa chất có trong nước.

Kỹ năng an toàn dưới nước

Trẻ cần được cung cấp các thông tin để nâng cao sự hiểu biết khi tiếp xúc với môi trường nước như sau:

- Khi trẻ chơi gần sông, suối, hồ và kênh đào... rất có thể bị ngã xuống nước.

- Không nên cho trẻ tắm trong thời tiết xấu, biển có sóng lớn; tắm ở gần các bến bãi tàu bè, ít người qua lại…

Cần trang bị kỹ năng bơi lội để chủ động phòng chống đuối nước

Hiểu biết những nguyên tắc khi ở trên, trong và gần môi trường nước:

- Khi trẻ cùng chơi hoặc bơi dưới nước với bất kỳ ai hãy tuân thủ tất cả những quy tắc an toàn cho hoạt động dưới nước phải có người lớn giám sát, cho trẻ mặc áo phao hoặc phao cứu hộ khi bơi.

- Dù ở bất kỳ chỗ nào (bồn tắm, ao, hồ, sông, biển...) cũng cần cảnh giác độ sâu và chướng ngại vật trước khi cho trẻ bước chân xuống nước và người lớn luôn phải bơi cùng trẻ cách bờ không quá 15m.

- Không nên để trẻ tắm quá 2 tiếng liên tiếp, vì điều này có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh, tránh tắm vào thời điểm từ 11h trưa đến 3h chiều.

- Ra dấu hiệu cần sự giúp đỡ “nổi và vẫy tay” nghĩa là dùng tay giơ cao hoặc vẫy trên đầu và kêu cứu. Từ người lớn cho đến trẻ em cần nắm vững kỹ năng này để có thể sử dụng trong nhiều hoạt động dưới nước khác nhau.

- Nếu gặp tình huống đuối nước cần giúp đỡ, phải quan sát xung quanh có vật dụng nào để cứu người, hãy kêu cứu thật to để nhận được sự trợ giúp của mọi người xung quanh. Không nên vội vàng lao ngay xuống cứu người khi chính bản thân không biết bơi vì có thể sẽ gặp nguy hiểm cho cả 2 người.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Tài chính vừa công khai danh sách hơn 300 dự án tại 48 địa phương chưa giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm nay.

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo hôm nay (17/5), Hà Nội có nhiệt độ từ 24-32 độ.

Do giá vé máy bay tăng cao, nhiều công ty lữ hành chọn giải pháp phát triển sản phẩm đường bộ, đường thủy, đường sắt trong dịp hè 2024.

Bộ Công an đề xuất các loại súng sử dụng cơ chế bắn bằng nén khí, nén gas có tính sát thương rất cao, nguy hiểm, vì thế cần đưa vào nhóm vũ khí quân dụng để quản lý.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường 70, đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế thuộc phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, khởi công từ năm 2020, nhưng đến nay vẫn còn ngổn ngang, chưa biết đến bao giờ mới hoàn thành.

Chủ trương mở rộng đường Láng đang làm người dân lo ngại với mức đầu tư dự kiến là quá lớn, lên đến trên 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hoàn toàn có thể thu hồi đất hai bên đường và đấu giá tạo nguồn vốn khi mở rộng đường. Chưa kể, nếu để đường Láng tồn tại một nút thắt về ùn tắc giao thông như hiện nay, thì việc đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng trước đó cho các dự án thành phần trên trục đường Vành đai 2 sẽ không phát huy hiệu quả.