Trẻ em dưới 6 tuổi cũng cần được đội mũ bảo hiểm

Trẻ em dưới 6 tuổi là nhóm đối tượng yếu thế nhưng đa phần nhiều phụ huynh vẫn chưa có tâm lý tự bảo vệ cho con em mình, điều này tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT cho trẻ. Trước khi có quy định cụ thể, phụ huynh cần nâng cao sự tự giác trong việc chủ động đảm bảo an toàn cho con em mình.

Nguy cơ tai nạn giao thông của trẻ dưới 6 tuổi

Theo Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ, có 03 trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông không bị xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có trẻ em dưới 6 tuổi. Do đó, mặc dù đây là nhóm đối tượng yếu thế nhưng nhiều phụ huynh vẫn chưa có tâm lý tự bảo vệ cho con em mình.

Việc chở con trẻ mà không có bất kỳ biện pháp đảm bảo an toàn nào thực sự rất nguy hiểm.

Khi xảy ra tai nạn, trẻ nhỏ cũng bị tổn thương như người lớn, thậm chí còn nặng hơn. Trong vòng 10 năm qua, khoảng gần 2.000 trẻ em đã tử vong mỗi năm do tai nạn giao thông tại Việt Nam, chiếm 25% tổng số trẻ em tử vong do các tai nạn thương tích.

Theo WHO, cứ 4 phút trôi qua trên thế giới sẽ có một trẻ em bị tử vong, có nguyên nhân từ chấn thương vùng đầu khi tham gia giao thông và trong các trò chơi vận động.

Cần đội mũ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi

Nhiều người dân cho rằng đây là biện pháp bảo vệ trực tiếp, đơn giản, mà mỗi ngày, mỗi bậc phụ huynh đều có thể làm cho con mình.

Cần thiết có quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông.

Nhiều người e ngại việc đội mũ bảo hiểm từ sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con trẻ. Tuy nhiên dưới góc độ khoa học, chuyên gia y tế cho rằng điều này là không cơ sở.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã có quy định không cho trẻ dưới 4 tuổi tham gia giao thông trên mô tô, xe gắn máy. Tuy nhiên ở Việt Nam, xe máy là phương tiện chủ yếu của người dân và trong nhiều trường hợp là phương tiện duy nhất của nhiều gia đình. Do đó, việc cấm cho trẻ đi xe máy là bất khả thi. Vì thế, đội mũ cho trẻ là biện pháp cần thiết.

Từ năm 2007, quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông được ban hành, đã cho thấy nhiều kết quả tích cực trong việc giảm thương tích cho người dùng khi có va chạm, vì có thể giảm tới 42% nguy cơ tử vong và 69% nguy cơ chấn thương sọ não.

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đang được trình Quốc hội thông qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giữa một thành phố đông đúc, dường như chúng ta kết nối nhiều hơn trong một nhịp độ hối hả mỗi ngày, thật khó để tưởng tượng rằng có những người cảm thấy lạc lõng, cô đơn - ngay giữa đám đông. Đặc biệt là giới trẻ, những người luôn được coi là thế hệ hiện đại, năng động, lớn lên cùng công nghệ và mạng xã hội, lại càng dễ rơi vào trạng thái cô đơn.

Để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra tại nút giao Hào Nam - Cát Linh (quận Đống Đa), Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thực hiện thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên tuyến đường An Trạch, quận Đống Đa.

Những ngày cuối năm là thời điểm sôi động tại các chợ và siêu thị, cùng với lượng người thì lượng hàng hóa cũng tăng cao, đặc biệt là các loại hàng dễ cháy. Chính vì vậy, việc chủ động thực hiện các biện pháp để phòng chống cháy nổ phải được đặt lên hàng đầu.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phấn đấu năm 2025, ngành du lịch đón và phục vụ 22-23 triệu lượt khách du lịch quốc tế; 120 -130 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ du lịch ước đạt 980.000 - 1,050 triệu tỷ đồng.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6440 phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội có khoảng 1.000 dự án nhà cao tầng, đứng thứ hai cả nước. Nhiều khu chung cư cũ được thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư cải tạo, tuy nhiên vì hàng loạt lý do như: cơ chế, chính sách bù đắp tài chính không còn phù hợp với quy định hiện hành đã “buộc chân" việc cải tạo và sửa chữa những dự án này.