Trẻ suy dinh dưỡng tăng do nạn đói lan rộng ở Gaza
Hiện nhóm viện trợ International Medical Corps (IMC) và các đối tác đang có kế hoạch tiếp cận hơn 200.000 trẻ em dưới 5 tuổi như một phần của chiến dịch "Tìm và điều trị".
Các bác sĩ của IMC lo ngại nhiều người phải di dời tới nơi ở mới sẽ không có nước sạch hoặc không được tiếp cận đầy đủ với thực phẩm, kéo theo nhiều trường hợp cần hỗ trợ bị bỏ sót.
Dữ liệu được IMC tổng hợp đến nay cho thấy trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Một nhóm cơ quan viện trợ, do Liên hợp quốc dẫn đầu, ước tính khoảng 7% số trẻ ở Gaza có thể bị suy dinh dưỡng nặng, tăng mạnh so với con số 0,8% trước khi xung đột Israel-Hamas nổ ra vào ngày 7/10/2023.
Cô Raghda Ibrahim Qeshta, nhân viên cứu trợ cho hay: “Khi tới đây, chúng tôi được chứng kiến nhiều trường hợp trẻ trong tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng, kèm theo nhiều biến chứng, và nguyên nhân chính, như tôi đã nói trước đây, là tình trạng mất an ninh lương thực và không có khả năng tiếp cận thực phẩm khiến trẻ em có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng. Chúng tôi cũng nghe những câu chuyện khác từ những bà mẹ đến xin ăn vì không có thức ăn cho con, đặc biệt là những bà mẹ có con từ sáu đến hai mươi bốn tháng tuổi. Nhóm tuổi này hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thực phẩm bổ sung do thị trường khan hiếm và không đa dạng. Các bà mẹ ưu tiên cho con mình uống loại sữa đặc biệt, cái đó cũng rất đắt tiền.”
Cho đến nay, khu vực phía Bắc Dải Gaza vẫn là nơi ghi nhận nạn đói trầm trọng nhất. Tuy nhiên, các nhân viên cứu trợ lo ngại nạn đói có thể lan tới khu vực Trung và phía Nam do ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Rafah, khiến hơn 1 triệu người phải di tản và nguồn viện trợ hạn chế.
Trong khi đó, cùng ngày, các tổ chức nhân đạo của LHQ cho biết những hạn chế về tiếp cận và an ninh đang cản trở việc cung cấp viện trợ lương thực cho hàng trăm nghìn người dân Gaza và sơ tán y tế cho 10.000 bệnh nhân.
Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) cho biết việc không thể vận chuyển hàng cứu trợ an toàn qua cửa khẩu Kerem Shalom và việc tiếp tục đóng cửa cửa khẩu Rafah càng làm trầm trọng thêm những thách thức đối với các hoạt động cứu trợ.
Theo OCHA, chính quyền Israel chỉ tạo điều kiện cho chưa đầy 50% trong số 86 nhiệm vụ nhân đạo phối hợp tới miền Bắc Gaza được lên kế hoạch cho tháng này, trong khi hơn 25% nhiệm vụ gặp trở ngại, 12% bị từ chối tiếp cận và 12% bị hủy bỏ do các lý do hậu cần, hoạt động hoặc an ninh.
Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.
Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.
Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.
0