Triển khai AI trong ngân hàng còn nhiều thách thức
Bên cạnh đó, đây cũng là một ngành kinh doanh có điều kiện, chịu sự chi phối của rất nhiều quy định pháp luật trong nước và thế giới, nên việc ứng dụng công nghệ mới phải được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo không vi phạm.
Ngân hàng Techcombank đang tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ AI và GenAI nhằm tạo ra các sản phẩm mới, thông minh và hiệu quả hơn như đưa trợ lý ảo vào các giao dịch, cá nhân hóa dịch vụ, và cải thiện hiệu suất của nhân viên.
Tuy nhiên, theo đại diện ngân hàng chia sẻ, việc triển khai AI không dễ dàng bởi vấn đề bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư luôn phải là mối quan tâm hàng đầu của các nhà băng.
Ông Nguyễn Đức Lâm - Chuyên gia công nghệ của Techcombank chia sẻ: “Chúng tôi có những vấn đề khó khăn về làm sao để bảo mật được thông tin khách hàng? Làm sao để khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất và không gặp những vấn đề về mặt mất thông tin hoặc là rủi ro về mặt thông tin với các ứng dụng của Techcombank. Ví dụ hiện giờ về nguồn lực chất lượng cao, về AI là một việc mà tôi nghĩ là chúng ta cần phải cải thiện”.
Ngoài ra, ngân sách đầu tư để nâng cấp hạ tầng cũ lên hạ tầng AI là một trong những khó khăn lớn nhất mà các ngân hàng gặp phải, một thách thức lớn nữa là việc tích hợp các hệ thống AI mới với cơ sở hạ tầng công nghệ hiện có cũng đòi hỏi nguồn nhân lực và ngân sách rất lớn.
Ngành ngân hàng là một trong số những ngành đang có mức độ trưởng thành về AI cao nhất, với 85% ngân hàng đã thiết lập chiến lược ứng dụng AI trong xây dựng các sản phẩm, dịch vụ mới và hơn 59% nhân sự đang sử dụng AI trong hoạt động hàng ngày.
Kinh phí của các ngân hàng cho GenAI được dự đoán sẽ tăng lên 85 tỷ USD vào năm 2030, tăng mạnh so với mức 6 tỷ USD năm 2024, đánh dấu mức đầu tư tăng hơn 1.400%. Để khai thác tối đa tiềm năng của AI, các ngân hàng cần có kế hoạch triển khai linh hoạt, đầu tư vào hạ tầng công nghệ và đào tạo nhân lực.
Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ AI đang là xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp duy trì cạnh tranh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, để thành công, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ nâng cao năng lực nội bộ, đảm bảo bảo mật đến tuân thủ quy định pháp lý.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng có những bước tiến mới đột phá và đang được ứng dụng trong rất nhiều ngành, lĩnh vực tại Việt Nam. Đáng chú ý, hầu hết các sản phẩm, giải pháp AI đang được ứng dụng đều do các công ty công nghệ Việt Nam phát triển.
Tuần lễ Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 với chủ đề “Công nghệ số - Động lực tăng trưởng mới của Thành phố Hồ Chí Minh” do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM phối hợp với Hội Tin học TP. HCM tổ chức đã khai mạc vào hôm nay 22/10.
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chính thức đưa vào vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia từ tháng 10/2024.
Do hiệu quả hoạt động chung của tập đoàn không đạt như mong đợi, Samsung Electronics của Hàn Quốc gần đây đã bắt đầu điều chỉnh cơ cấu kinh doanh của mình. Trong số đó, bộ phận bán dẫn đã quyết định rút khỏi hoạt động kinh doanh diode phát sáng (LED) đã thu hút sự chú ý của thế giới.
Chiều ngày 18/10, VCCorp cho ra mắt ứng dụng nhắn tin Lotus Chat nhấn mạnh tính năng bảo mật và hỗ trợ công việc.
0