Triển khai thi hành Luật Căn cước
Trong quyết định này, Thủ tướng yêu cầu xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Căn cước, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Đồng thời, xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hành Luật Căn cước trên phạm vi cả nước; nâng cao nhận thức về Luật Căn cước và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thi hành Luật. "Nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm, vai trò chủ trì của Bộ Công an trong việc phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Căn cước", Thủ tướng yêu cầu.
Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu thu thập, khai thác, sử dụng thông tin sinh trắc học về mống mắt, ADN, giọng nói theo quy định của Luật; mở rộng việc kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước. Cùng với đó, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân; đề xuất các giải pháp về công nghệ, đầu tư trang thiết bị, nâng cấp hệ thống lưu trữ, xử lý để triển khai thu nhận mống mắt; tích hợp thông tin vào thẻ căn cước, căn cước điện tử và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp…
Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành và địa phương kịp thời phản ánh về Bộ Công an để tổng hợp, hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Ngoài ra, Bộ Công an mới đây đã đề xuất mẫu căn cước mới để thực hiện Luật Căn cước có hiệu lực từ 1/7/2024. Trong đó, có mẫu dành cho người từ 0-6 tuổi và từ 6 tuổi trở lên.
Về kích thước, hình dáng căn cước, theo dự thảo thông tư cơ bản giống như căn cước công dân hiện nay. Tuy nhiên, nhiều thông tin thể hiện trên mặt thẻ sẽ có thay đổi theo quy định của Luật Căn cước mới.
Cụ thể, dòng chữ căn cước công dân đổi thành căn cước. Ngoài ra ở mặt trước sẽ có một số thay đổi như số chuyển thành số định danh cá nhân.
Mục "quê quán" đổi thành "nơi đăng ký khai sinh", "nơi thường trú" đổi thành "nơi cư trú" và chuyển về mặt sau của căn cước thay vì mặt trước như hiện nay.
Chữ ký của cơ quan cấp thẻ đổi từ "cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, xã hội" thành "Bộ Công an".
Ngoài ra, như quy định tại Luật Căn cước mới thì thông tin về đặc điểm nhân dạng, vân tay ngón trỏ trái và ngón trỏ phải không còn thể hiện trên căn cước. Tương tự, mã QR code cũng được chuyển sang mặt sau của thẻ, thay vì mặt trước như hiện nay.
Thông tin trong mã QR code bao gồm họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân của chủ hộ, cha, mẹ, vợ, chồng, con; số chứng minh nhân dân 9 số (nếu có); số định danh cá nhân đã hủy (nếu có)...
Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đã phải bổ sung ngân sách khoảng 830 tỷ đồng do tiền đền bù, giải phóng mặt bằng tăng theo khung giá đất vừa được ban hành, nhưng TP.HCM vẫn quyết tâm để dự án sớm về đích, nhanh chóng đưa vào sử dụng, chống lãng phí.
Sáng 22/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thi hành Luật Thư viện.
Sáng 22/11, Hội LHPN thành phố đã phát động “Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, diễn đàn phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ".
Cục Viễn thông,Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đến hạn chót là ngày 15/10/2024, các nhà mạng còn 225.000 thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G. Đến ngày 16/10/2024, những thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G đã bị khóa hai chiều.
Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024 vừa diễn ra tại Hà Nội với chủ đề "An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia".
Hiện nay người dân có thể ngồi ở nhà để đánh giá chất lượng phục vụ của cán bộ thông qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP.HCM.
0