Triển vọng kinh tế vũ trụ| Nhìn ra thế giới| 24/10/2023
Theo tờ Financial Times, trong hai thập niên qua, có hơn 10.000 công ty vũ trụ thương mại đã ra đời và khoảng 5.000 nhà đầu tư tham gia ngành vũ trụ. SpaceX - công ty vũ trụ Mỹ được biết đến nhiều nhất, đã phóng hàng nghìn vệ tinh cho cả mục đích công và tư. Tính từ năm 2019, SpaceX đã gửi gần 5.000 vệ tinh lên vũ trụ. Chỉ tính riêng nửa đầu năm nay, công ty này đã phóng hơn 1.000 vệ tinh, trong đó phải kể đến các vệ tinh Starlink cung cấp Internet băng thông rộng tốc độ cao trên toàn cầu, phục vụ người dân ở những nơi xa xôi nhất trên Trái đất. Thậm chí, SpaceX mới đây còn nộp đơn xin phép được phóng tổng cộng 42.000 vệ tinh đến năm 2027, gấp khoảng 20 lần số vệ tinh đang hoạt động hiện nay.
“Starlink có khoảng 2 triệu khách hàng và đang tăng trưởng rất nhanh. Starlink trung bình có thêm khoảng 100.000 khách hàng mỗi tháng. Năm ngoái họ đạt doanh thu khoảng 1,4 tỷ đô la Mỹ.”, ông Tim Farrrar, Phó giám đốc công ty tư vấn công nghiệp viễn thông nhận định.
Mùa thu năm nay, SpaceX hợp tác cùng với công ty hàng không vũ trụ Intuitive Machines lên kế hoạch phóng tàu đổ bộ mặt trăng Nova C đáp xuống miệng núi lửa Shackleton, nằm dọc phía Nam của mặt trăng.
Ông Steven Altemus, Giám đốc điều hành Intuiive Machine cho biết : “Tàu đổ bộ Nova-C nặng khoảng 2 tấn. Nó được phóng bằng tên lửa đẩy Falcon 9 của SpaceX. Đây sẽ là lần đầu tiên Mỹ quay trở lại mặt trăng kể từ khi các phi hành gia rời đi vào năm 1972.”
Ngoài việc đẩy nhanh tốc độ thăm dò và khám phá không gian, cả SpaceX và Intuitive Machines đều hướng đến một mục tiêu dài hạn hơn, biến mặt trăng thành điểm đến sinh lợi cho các hoạt động kinh doanh.
Cùng với tham vọng chinh phục mặt trăng, SpaceX còn đặt mục tiêu khám phá sao Hỏa, với việc đưa tàu vũ trụ lên hành tinh đỏ trong vòng 3-4 năm tới. Hiện SpaceX đang thúc đẩy triển khai công nghệ mới cho tên lửa Starship, sau vụ phóng thất bại hồi tháng 4 vừa qua. Tỷ phú Elon Musk - Giám đốc điều hành của SpaceX thậm chí kỳ vọng, trong tương lai Starship sẽ đóng vai trò như một chiếc máy bay thương mại đặc biệt, không chỉ đưa con người vào vũ trụ, mà còn rút ngắn thời gian di chuyển giữa các nước.
“Về mặt kỹ thuật, bạn có thể ăn sáng ở Los Angeles, ăn trưa ở London, và ăn tối ở Singapore, sau đó quay lại Los Angeles để đi ngủ. Về cơ bản, bạn có thể thực hiện nhiều chuyến đi với Starship hơn so với bằng máy bay thông thường, mà không cần phi công.”, tỷ phú Elon Musk cho biết.
Một đối thủ “nặng ký” cạnh tranh với SpaceX trong cuộc đua kinh tế vũ trụ tại Mỹ là Amazon. Amazon đang xây dựng một trung tâm xử lý vệ tinh trị giá 120 triệu USD cho mạng lưới hàng nghìn vệ tinh quay quanh Trái đất với tên gọi là Kuiper, nhằm mở rộng Internet băng thông tốc độ cao trên toàn cầu. Gần đây, Amazon cũng đã phóng thành công những vệ tinh internet đầu tiên của hãng này vào vũ trụ, mở đường cho việc triển khai thêm hàng nghìn vệ tinh khác lên quỹ đạo.
Theo kế hoạch, Amazon sẽ phóng những vệ tinh internet hoàn chỉnh vào đầu năm 2024, và bắt đầu cung cấp kết nối mạng thử nghiệm cho các khách hàng đầu tiên. Đặc biệt, Amazon còn ấp ủ tham vọng triển khai hơn 3.200 vệ tinh trong 6 năm tới, sau khi kế hoạch tổng thể được Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ phê duyệt. Ngoài các dịch vụ viễn thông, Amazon cho đến nay cũng đã giành được 77 hợp đồng phóng tên lửa hạng nặng, tổng trị giá lên đến hàng tỷ USD. Trước đó, vào năm 2021, Amazon đã thực hiện thành công chuyến du lịch vũ trụ đầu tiên trên con tàu Blue Orgin, mở ra một phân khúc kinh doanh mới - du lịch vũ trụ. Ngân hàng Morgan Stanley ước tính doanh thu của ngành này tăng gấp 3 lần và đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2040.
Tại Tây Ban Nha, công ty khởi nghiệp PLD Space hồi cuối tuần qua vừa thực hiện thành công vụ phóng tên lửa Miura-1, đánh dấu bước tiến lớn trong lĩnh vực vận tải vũ trụ của châu Âu. Miura-1 là tên lửa có thể tái sử dụng, có chiều cao bằng một tòa nhà ba tầng, được trang bị khả năng vận chuyển đến 100 kg hàng hóa. Vụ phóng này là một phần trong loạt thử nghiệm nhằm đưa các vệ tinh nhỏ vào không gian. Mục tiêu của công ty PLD Space là sản xuất tên lửa MIURA 5, có tải trọng tới 500 kg, và sẽ bắt đầu hoạt động thương mại vào năm 2025.
Tại Ấn Độ, theo công ty tư vấn Deloitte, hiện có 190 công ty khởi nghiệp về vũ trụ ở quốc gia đông dân nhất thế giới, nhiều gấp đôi so với một năm trước đó, với mức đầu tư tư nhân tăng 77% trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2022. Điều này có được là nhờ Ấn Độ tăng cường cải cách lĩnh vực này, với chính sách không gian mới nhằm thúc đẩy “sự tham gia nhiều hơn của khu vực tư nhân vào toàn bộ chuỗi giá trị của nền kinh tế vũ trụ”.
Các công ty khởi nghiệp của Ấn Độ nổi lên trong những năm gần đây bao gồm Skyroot Aerospace - công ty Ấn Độ đầu tiên phóng tên lửa tư nhân. Công ty Dhruva Space đang phát triển các vệ tinh nhỏ trong khi Bellatrix Aerospace chuyên về hệ thống đẩy cho vệ tinh. Ấn Độ hiện chiếm 2% trong nền kinh tế vũ trụ toàn cầu trị giá 386 tỷ USD, và đặt mục tiêu sẽ tăng lên 9% vào năm 2030. Ngoài ra, Ấn Độ đang lên kế hoạch xây một trạm vũ trụ trong vòng 20 – 25 năm tới, sau khi trở thành quốc gia thứ 4 trong lịch sử đưa được tàu thăm dò lên mặt trăng hồi tháng 8 vừa qua.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, ngành công nghiệp vũ trụ thương mại của nền kinh tế thứ 2 thế giới đã đạt được nhiều thành tựu vào năm 2023, khi ngày càng nhiều công ty tư nhân trong lĩnh vực vệ tinh và tên lửa thực hiện thành công hàng loạt các vụ phóng, và bắt đầu xây dựng chuỗi công nghiệp phức hợp riêng. Mới đây, công ty tư nhân Space Pioneer có trụ sở tại Bắc Kinh cũng đã đưa tên lửa nhiên liệu lỏng TL-2 Y1 vào quỹ đạo ngoài không gian thành công, đánh dấu một bước tiến lớn trong ngành công nghệ hàng không nước này. Theo các chuyên gia, lĩnh vực vũ trụ thương mại tư nhân của Trung Quốc đang có tiềm năng phát triển lớn, nhờ các chính sách thuận lợi, hỗ trợ vốn dồi dào và các yếu tố công nghệ cạnh tranh.
- Ngọn lửa xung đột Israel - Palestin bùng cháy| Nhìn ra thế giới| 08/10/2023
- Hạ viện Mỹ tê liệt, ai sẽ là Tân Chủ tịch?| Nhìn ra thế giới| 10/10/2023
- Các nước trước thách thức du lịch quá tải| Nhìn ra thế giới| 11/10/2023
- Thương mại điện tử - cơ hội và thách thức| Nhìn ra thế giới| 12/10/2023
- Hậu quả khôn lường của xung đột Israel - Hamas| Nhìn ra thế giới| 13/10/2023
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử một loạt thành viên nội các mới cho nhiệm kỳ sắp tới của ông. Những cái tên được đề cử không chỉ gây sốc mà còn phản ánh rõ ràng chiến lược của ông Trump trong việc xây dựng một đội ngũ chính phủ hoàn toàn khác biệt so với truyền thống và so với chính nội các trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Báo chí Mỹ ngày 17/11 dẫn các nguồn tin ẩn danh là quan chức chính phủ cho biết, Tổng thống Joe Biden đã lần đầu tiên bật đèn xanh cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga. Quyết định này đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ, với hy vọng có thể mang lại Ukraine có vị thế tốt hơn trong đàm phán với Nga, song cũng đi kèm những rủi ro làm leo thang xung đột.
Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên hợp quốc (WMO) cho biết, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, cháy rừng và ô nhiễm không khí tiếp tục có tác động tiêu cực, ngày càng gia tăng đến sức khỏe con người và làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu. Còn theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có hàng triệu ca tử vong liên quan tới không khí bẩn.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024 đã diễn ra tại Lima (Peru) từ ngày 10 - 16/11. Với chủ đề năm APEC 2024 là “Trao quyền, Bao trùm, Tăng trưởng”, nước chủ nhà Peru kỳ vọng thông qua các hội nghị lần này thúc đẩy sự thịnh vượng trong khu vực.
Sự trở lại của ông Trump có thể đưa mức thuế quan lên tới 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và điều này có thể ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng như đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, lập trường bảo hộ thương mại của ông Trump và cách tiếp cận kiểu giao dịch trong chính sách đối ngoại cũng có thể làm suy yếu các liên minh và sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, tạo cơ hội cho Trung Quốc lấp đầy khoảng trống do Mỹ rút lui và định hình một trật tự thế giới thay thế.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã chính thức khai mạc tại Thủ đô Baku của Azerbaijan, thu hút sự quan tâm của cộng đồng thế giới. Với sự tham gia của trên 51.000 đại biểu, hội nghị diễn ra trong bối cảnh năm 2024 được dự báo sẽ lập kỷ lục về nhiệt độ, tạo sức ép lớn để các chính phủ phải hành động quyết liệt hơn trong việc giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
0