Triệt phá cơ sở san chiết khí N2O số lượng ‘khủng’

Tối ngày 28/7, Đội 7 – Phòng cảnh sát kinh tế - Công an thành phố Hà Nội phối hợp Đội Cảnh sát kinh tế - Công an quận Thanh Xuân kiểm tra đột xuất căn nhà số 21 Khu tập thể X16 - Bộ Công an, ngõ 93 đường Hoàng Văn Thái, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ gần 200 bình khí N2O các loại và nhiều trang thiết bị san chiết.

Lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ gần 200 bình khí N2O .

Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt quả tang Trần Quốc Anh (sinh năm 1990; HKTT tại tỉnh Thanh Hoá) đang tiến hành “san chiết” khí N2O từ các bình 40 kg sang các bình 5kg và 10kg để đi giao cho khách. 136 bình khí N20 có trọng lượng 5kg, 10kg và 51 bình khí N20 có trọng lượng 40 kg sử dụng để “san chiết” đã bị phát hiện. Theo ước tính của Đội 7 – phòng Cảnh sát kinh tế - CATP Hà Nội, đây là vụ thu giữ số lượng bình khí N2O trái phép lớn nhất từ đầu năm đến nay. 

Phát hiện và bắt quả tang Trần Quốc Anh đang tiến hành “san chiết” khí N2O.

Làm việc với cơ quan chức năng, Quốc Anh không xuất trình được hoá đơn chứng từ hợp pháp cũng như giấy phép kinh doanh hoá chất theo quy định.

Đối tượng đang san chiết khí N2O

Tại hiện trường, lực lượng chức năng cũng thu giữ nhiều va li và ba lô loại lớn cùng đồng phục của các hãng xe công nghệ. Đây là các vật dụng được nhóm đối tượng trang bị nhằm ngụy trang một cách tinh vi các “bình khí cười” bên trong, sau đó đem đi giao cho khách. Số bình khí N2O này chủ yếu được bán cho các đối tượng sử dụng tại nhà riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua mạng xã hội. Giá trung bình được Quốc Anh giao bán từ 300 đến 500.000 đồng đối với bình từ 5 đến 10 kg.

Lực lượng chức năng phát hiện nhiều dụng cụ phục vụ việc san chiết N2O

Theo Thiếu tá Vũ Trung Kiên, đại diện Đội 7, Phòng Cảnh sát kinh tế - CATP Hà Nội, trước đó, Quốc Anh cũng đã từng bị lực lượng chức năng xử lý về hành vi kinh doanh khí N2O trái phép. Tuy nhiên, sau đó, do lợi nhuận, đối tượng này vẫn bất chấp để kinh doanh khí N2O với số lượng lớn, thậm chí là tinh vi hơn các đối tượng khác.

Để tránh thu hút sự chú ý, Quốc Anh lựa chọn thuê kho cất giấu là một ngôi nhà thuộc khu tập thể X16 của Bộ Công an, sau đó, tiến hành quây kín, che chắn cửa sổ bằng vải bạt. Đồng thời, lắp đặt camera giám sát bên ngoài. Đây được coi là những thách thức, khiến công tác trinh sát, mật phục và phát hiện của lực lượng chức năng mất nhiều thời gian.

Hiện, lực lượng chức năng đã tiến hành thu giữ toàn bộ số tang vật, đồng thời tiếp tục xác minh, xử lý đối tượng liên quan theo quy định của pháp luật.

Đối tượng lựa chọn thuê kho cất giấu là một ngôi nhà thuộc khu tập thể X16 của Bộ Công an.

Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban giám đốc CATP Hà Nội về việc điều tra, xử lý các đối tượng có hành vi tập kết, kinh doanh, vận chuyển trái phép “bình khí N2O” trên địa bàn thành phố Hà Nội, Phòng cảnh sát kinh tế - Công an thành phố Hà Nội phối hợp với các đơn vị chức năng cũng đã triệt phá kho “san chiết” và kinh doanh khí N2O trái phép được ngụy trang, núp bóng vô cùng tinh vi tại một khu vực trông giữ xe thuộc khu phố Mạc Thái Tông, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm. Qua đó, thu giữ hơn 100 bình khí N2O các loại cùng nhiều vỏ bóng các loại. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, ra lệnh tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đăng Dương, Phạm Hoàng Hà (cùng 17 tuổi, ở thành phố Hà Nội); Nguyễn Mậu Tuấn (21 tuổi, ở tỉnh Bắc Ninh); Phan Tiến Hoàng (17 tuổi, ở tỉnh Hưng Yên) về hành vi "Cướp tài sản".

Gần đây, ở một số địa phương xuất hiện tình trạng các đối tượng dụ dỗ, lôi kéo học sinh đã được cấp căn cước công dân tham gia vào việc mua, bán thông tin cá nhân, mở tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Nam Từ Liêm, đang tạm giữ hình sự Lê Văn Thành (sinh năm 1959, trú tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) để điều tra về tội "Trộm cắp tài sản".

Chỉ trong hai tuần đầu tháng 5 này, Công an thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hàng loạt đơn trình báo về tình trạng giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên tới nhiều tỷ đồng. Hình thức lừa đảo này không mới, vì sao vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy kẻ gian?

Sau ba ngày xét xử phúc thẩm vụ án kit test Việt Á, chiều 17/5, Hội đồng xét xử phúc thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội đã ra phán quyết đối với cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác có đơn kháng cáo.

Liên tục được các cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn bị lừa bởi chiêu trò làm cộng tác viên online thanh toán đơn hàng để nhận hoa hồng. Với lời quảng cáo việc nhẹ lương cao, chỉ cần ngồi một chỗ vẫn có thể kiếm tiền, nhiều nạn nhân đã sập bẫy thủ đoạn này. Mới đây lại thêm một nạn nhân nữa bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản lên đến gần 2,5 tỷ đồng.