Triệt phá nhóm cho vay nặng lãi 365%/năm ở Bình Dương
Theo thông tin từ cơ quan chức năng, từ đầu năm 2024, Bùi Văn Cương cùng vợ là Trần Thị Thơm (sinh năm 1996) và các đồng phạm gồm: Nguyễn Văn Kiên (sinh năm 1998), Hoàng Xuân Hiệp (sinh năm 1995), Đào Quang Thiệp (sinh năm 1999), Nguyễn Mạnh Sáng (sinh năm 1985) đã đến thành phố Thủ Dầu Một để hoạt động cho vay nặng lãi. Hình thức cho vay chủ yếu là trả góp với lãi suất từ 0,7%/ngày và vay đứng với lãi suất từ 1%/ngày, tương đương mức lãi suất từ 243% đến 365%/năm.
Các đối tượng đã cho nhiều người dân ở thành phố Thủ Dầu Một vay tiền, với tổng lợi nhuận bất chính thu được lên tới khoảng 290 triệu đồng.
Hiện cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ vụ việc.
Tình hình tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” tại Bình Dương đang có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê từ công an, trong đợt cao điểm từ cuối năm 2023 đến tháng 9/2024, lực lượng chức năng triệt phá 9 vụ việc với 22 đối tượng liên quan, tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ năm trước. Các hình thức cho vay rất đa dạng, từ cho vay tiền mặt với lãi suất cao đến những hành vi khủng bố tinh thần, đe dọa người vay nợ.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của “tín dụng đen” tại Bình Dương là nhu cầu vay vốn của người dân, đặc biệt là lao động có thu nhập thấp gặp khó khăn về tài chính. Nhiều người rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” khi không chỉ phải chịu lãi suất cao mà còn bị ràng buộc bởi nhiều điều khoản khắc nghiệt. Thiếu hiểu biết về các hình thức cho vay và quy định pháp luật cũng là yếu tố khiến người dân dễ dàng bị lôi kéo bởi những lời chào mời hấp dẫn từ các đối tượng cho vay nặng lãi.
“Tín dụng đen” không chỉ gây tổn hại đến kinh tế cá nhân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh trật tự tại địa phương. Nhiều vụ việc bạo lực, đe dọa, thậm chí là giết người xảy ra do mâu thuẫn trong việc đòi nợ. Cuộc sống của nhiều gia đình bị xáo trộn, tâm lý lo lắng trong cộng đồng gia tăng. Hoạt động “tín dụng đen” gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quản lý an ninh trật tự.
Để giải quyết tình trạng trên, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã yêu cầu các lực lượng chức năng đẩy mạnh phổ biến thông tin thủ đoạn và dấu hiệu nhận diện loại tội phạm này nhằm giúp người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tố giác tội phạm, ngăn chặn tội phạm “tín dụng đen” từ gốc, bảo đảm môi trường sống an toàn, lành mạnh cho nhân dân.
Với 87,89% số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Sáng 23/11, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. Đây là đoàn luật sư được thành lập sớm nhất trong cả nước và đã luôn đồng hành cùng Thủ đô trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm khai trương phố đi bộ Hồ Gươm, chúng ta cùng nhìn lại hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị di sản quý báu của Thủ đô. Đây không chỉ là câu chuyện về quá khứ với những dấu ấn lịch sử, mà còn là lời mời gọi khám phá vai trò của các không gian công cộng trong đời sống hiện đại.
Trong quá trình phát triển Thủ đô, di sản văn hóa vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo. Với quyết tâm và nỗ lực bền bỉ từ thành phố đến các điạ phương, đơn vị, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển công nghiệp văn hoá.
Chỉ còn khoảng hơn một tháng nữa là bước sang năm 2025, dự báo thời điểm này nhu cầu hành khách đến bến xe đi lại sẽ gia tăng, kéo theo những vi phạm như: xe dừng đỗ đón trả khách sai quy định, chạy rùa bò… gây ùn tắc giao thông, khiến việc di chuyển của người dân gặp nhiều khó khăn.
Với 413/422 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
0