Triệt phá nhóm lừa đảo sử dụng thuật thao túng tâm lý

Vừa qua, chuyên án đấu tranh với tổ chức tội phạm lừa đảo quốc tế do Công an tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với lực lượng chức năng Lào đã bắt giữ thành công 155 đối tượng tại đặc khu kinh tế Bò Kẹo (Lào). Điều đáng nói là, nhóm đối tượng này đã sử dụng thủ đoạn thao túng tâm lý để lừa đảo trên không gian mạng.

Từ kết quả xác minh các đơn thư và công tác điều tra cơ bản, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh xác định, các đối tượng thuộc một tổ chức tội phạm hoạt động xuyên biên giới, liên quan đến nhiều loại tội phạm khác nhau như mua bán người, tổ chức người vượt biên trái phép, lừa đảo qua mạng với quy mô lớn. 

Những thủ đoạn này không mới, thậm chí đã được lực lượng công an cảnh báo, cơ quan báo chí lên bài nhiều lần. Nhưng kỳ lạ là hàng ngày vẫn có không biết bao nhiêu người bị sập bẫy bởi những chiêu bài quen thuộc này. 

Bình cũ rượu mới – Làm mới thủ đoạn cũ

Trong quá trình truy bắt tội phạm tại Tam giác vàng, cơ quan công an đã thu giữ nhiều cuốn sổ ghi chép cách thức lừa đảo. Trong đó, các đối tượng dựng lên những kịch bản làm quen, tiếp cận "con mồi" rất chi tiết

Trích sổ lừa đảo của các đối tượng:“Đầu tiên chào hỏi khách hàng (sinh sống ở đâu, tình trạng hôn nhân). Chat khách hàng từ 35 tuổi trở lên, dao động từ 55 tuổi.

Ngày thứ hai, chúc khách hàng, em ăn cơm chưa. Phải tương tác khách hàng…”

Sổ lừa đảo với những kịch bản chi tiết

Thay vì chỉ làm quen và tạo mối quan hệ chung chung, kịch bản của chúng “vẽ” sẵn các tình huống có thể xảy ra với nội dung trò chuyện thay đổi từng ngày. Vậy nên dù đã được cảnh báo từ trước, nhiều người vẫn bất ngờ mà sập bẫy.  

Ông Nguyễn Trung Sơn, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng, Đại học Phenikaa cho biết:  “Kịch bản lừa đảo luôn được thay đổi, có tính tùy biến, tính thời sự và các nhân vật mạo danh cũng được điều chỉnh tùy từng trường hợp, nạn nhân cụ thể.”

Mũi nhọn vẫn là thao túng tâm lý

Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, chúng sử dụng và xây dựng các tài khoản Facebook ảo, mạo danh là những người thành công, giàu có, doanh nhân thành đạt, thường xuyên đăng tải các hình ảnh ăn chơi, du lịch, để kết bạn, làm quen, tạo lòng tin với người ở Việt Nam. Các nạn nhân thường sẽ là phụ nữ có điều kiện về kinh tế hoặc có nhiều mối quan hệ xã hội.

Vẫn là “Sổ lừa đảo”, tổ chức này liệt kê những “điểm nhấn” để khiến các nạn nhân “mủi lòng”: 

Khi mới 10 tuổi, bố mẹ anh đã ly hôn, mẹ anh phải nuôi anh và em trai anh, mới 10 tuổi anh đã phải phụ mẹ công việc, chăm em nấu cơm dọn nhà…

Cả tuổi trẻ anh đã dành cho một cô gái trong 6 năm trời, từ khi anh bắt đầu học đại học đến lúc ra đời kiếm tiền, nhưng nhân tri diện bất tri tâm, ai ngờ cô ấy đã bỏ anh theo người đàn ông giàu có khác…

Những kịch bản "lâm ly" khiến các nạn nhân mủi lòng

Các đối tượng thường nhắm vào nạn nhân là những người khó khăn về tài chính, có khúc mắc trong cuộc sống cá nhân nên dễ bị đánh vào lòng tham, dễ yếu lòng và dễ bị thao túng hơn.

Theo Ông Nguyễn Trung Sơn, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng, Đại học Phenikaa: Vẫn là chiêu thức “muôn thuở” như mạo danh cán bộ cơ quan nhà nước như công an, viện kiểm sát, luật sư hoặc mạo danh nhân viên nhà cung cấp dịch vụ (nhà mạng truyền thông, nhân viên chuyển hàng)… nhưng mấu chốt ở chỗ, các đối tượng sẽ tìm hiểu trước về nạn nhân thông qua các thông tin cá nhân trên mạng xã hội hoặc các thông tin bị lộ lọt qua các các lỗ hổng bảo mật, thậm chí thu thập thông tin ngoài đời thật để có thể nắm bắt và khai thác yếu tố tâm lý nạn nhân, từ đó nâng cao khả năng thành công của phương thức lừa đảo.

Như trường hợp của chị Nguyễn Thị P. (sinh năm 1983; ở phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) về việc bị lừa đảo từ việc nghe điện thoại của đối tượng xưng là công an yêu cầu đồng bộ hóa giấy tờ hộ khẩu. Sau khi nghe cuộc điện thoại từ một người xưng là Huy Cảnh sát khu vực, Công an phường Phú Thượng yêu cầu chị đến Công an quận Tây Hồ làm đồng bộ hóa hộ giấy tờ hộ khẩu trên app, do tâm lý chung, nghe thấy danh xưng “công an” là cảm thấy có uy tín, nên đã không nghĩ đến việc phải xác minh thông tin, dẫn đến việc bị lừa mất 2,5 tỷ đồng. 

Tổ chức hoạt động quy củ với để thực hiện thủ đoạn thao túng tâm lý

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, các đối tượng thường nhắm vào nạn nhân là những người khó khăn về tài chính, có khúc mắc trong cuộc sống cá nhân, từ đó dễ nảy sinh lòng tham, trở nên yếu lòng và dễ bị thao túng. Do đó, mấu chốt của vấn đề vẫn chỉ là do lòng tham và sự thiếu cảnh giác khiến các nạn nhân ngày càng lún sâu vào bẫy của đối tượng lừa đảo mà thôi!  

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Các dự án camera giám sát với khoảng 3.700 camera có ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo đang được Công an thành phố Hà Nội triển khai, nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh trật tự, quản lý điều hành giao thông.

Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an thành phố Hà Nội đã tiến hành triệu tập và tạm giữ gần 50 đối tượng liên quan đến hai nhóm thanh thiếu niên mang theo hung khí để chuẩn bị đánh nhau.

Nhóm lừa đảo MPX đã khiến hơn 2.000 nạn nhân sập bẫy, chủ yếu là người già, với lời hứa lợi nhuận cao và trả hoa hồng hấp dẫn.

Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội đang tiến hành củng cố hồ sơ, xử lý nhóm thanh niên điều khiển xe vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên cầu Nhật Tân.

Một người phụ nữ đã phải bỏ xe máy chạy thoát thân khi một khối gỗ nặng cả tấn bất ngờ rơi xuống đường từ một chiếc xe tải.

Đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam, gồm 106 người cùng hàng cứu trợ, đã hạ cánh xuống sân bay Yangon, Myanmar vào chiều 30/3.