Triệt phá ổ nhóm chuyên môi giới, tổ chức mang thai hộ

Mỗi trường hợp mang thai hộ, người có nhu cầu phải chi trả cho các đối tượng từ 800 triệu đến 1,2 tỷ đồng.

Công an huyện Sóc Sơn, Hà Nội, phát hiện một phụ nữ sinh năm 2005 đang làm thủ tục để mang thai hộ cho một đường dây có tổ chức cho người mang thai hộ, nhằm hưởng lợi 300 triệu đồng. Tiến hành điều tra, các trinh sát phát hiện người phụ nữ này cùng 6 phụ nữ khác đang thực hiện hành vi mang thai hộ, cùng ở tại một ngôi nhà thuộc phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tiến hành khám xét ngôi nhà, cơ quan công an phát hiện Triệu Thị Kim Thảo và Phạm Quốc Tuấn đang tổ chức chăm nuôi 7 người phụ nữ trong ngôi nhà này, trong đó có 3 người đang mang bầu, 1 người cấy phôi thai. Triệu Thị Kim Thảo sinh năm 1991, trú tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồn. Phạm Quốc Tuấn, sinh năm 1990, trú tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

Thảo đã thuê một căn nhà làm địa điểm tổ chức nuôi, chăm sóc những người mang thai hộ.

Nhận thấy nhiều gia đình hiếm muộn có nhu cầu thuê người mang thai hộ, Thảo đã thuê một căn nhà làm địa điểm tổ chức chăm nuôi những người mang thai hộ. Khi có khách hàng liên hệ, Tuấn và Thảo thoả thuận giá từ 800 triệu đến 1,2 tỷ đồng mỗi ca mang thai hộ. Đối với mỗi trường hợp phụ nữ mang thai hộ, Thảo chi trả cho họ từ 300 đến 350 triệu đồng. Sau đó, mọi hoạt động được Thảo và Tuấn sắp xếp, từ chăm nuôi, thăm khám và làm các thủ tục tại bệnh viện để hợp thức hóa cho hoạt động mang thai hộ.

Dịch vụ mang thai hộ được quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội.

Dịch vụ mang thai hộ đang phát triển tràn lan trên mạng xã hội. Thậm chí, có những cò mồi còn sẵn sàng đưa người xuyên quốc gia để mang thai hộ.

Các đối tượng tổ chức tìm người mang thai hộ với mục đích thương mại có dấu hiệu phạm tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại quy định tại Điều 187 Bộ luật Hình sự 2015. Theo luật, hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, ra lệnh tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đăng Dương, Phạm Hoàng Hà (cùng 17 tuổi, ở thành phố Hà Nội); Nguyễn Mậu Tuấn (21 tuổi, ở tỉnh Bắc Ninh); Phan Tiến Hoàng (17 tuổi, ở tỉnh Hưng Yên) về hành vi "Cướp tài sản".

Gần đây, ở một số địa phương xuất hiện tình trạng các đối tượng dụ dỗ, lôi kéo học sinh đã được cấp căn cước công dân tham gia vào việc mua, bán thông tin cá nhân, mở tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Nam Từ Liêm, đang tạm giữ hình sự Lê Văn Thành (sinh năm 1959, trú tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) để điều tra về tội "Trộm cắp tài sản".

Chỉ trong hai tuần đầu tháng 5 này, Công an thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hàng loạt đơn trình báo về tình trạng giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên tới nhiều tỷ đồng. Hình thức lừa đảo này không mới, vì sao vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy kẻ gian?

Sau ba ngày xét xử phúc thẩm vụ án kit test Việt Á, chiều 17/5, Hội đồng xét xử phúc thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội đã ra phán quyết đối với cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác có đơn kháng cáo.

Liên tục được các cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn bị lừa bởi chiêu trò làm cộng tác viên online thanh toán đơn hàng để nhận hoa hồng. Với lời quảng cáo việc nhẹ lương cao, chỉ cần ngồi một chỗ vẫn có thể kiếm tiền, nhiều nạn nhân đã sập bẫy thủ đoạn này. Mới đây lại thêm một nạn nhân nữa bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản lên đến gần 2,5 tỷ đồng.