Triệt phá ổ nhóm làm giả giấy khám sức khỏe

Hiện nay, hầu hết các hồ sơ cá nhân, đặc biệt là hồ sơ xin việc, hay các thủ tục hành chính khác đều yêu cầu bắt buộc có giấy khám sức khỏe. Thế nhưng, thực tế người dân thường phải mất nguyên ngày hoặc thậm chí lâu hơn cho một lần khám sức khỏe toàn diện. Chưa kể các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải khiến người dân ngại đến. Nắm bắt tâm lý này, nhiều đối tượng đã bất chấp quy định của pháp luật, cố tình cung cấp dịch vụ làm giả giấy khám sức khỏe.

Nắm bắt tâm lý chỉ cần nhanh và tiện này, một nhóm đối tượng đã cung cấp dịch vụ làm giả giấy khám sức khỏe với tiêu chí “nhanh, gọn” cho người có nhu cầu để thu lời bất chính. Mới đây, công an quận Đống Đa vừa triệt phá một đường dây sản xuất, tiêu thụ giấy khám sức khỏe giả. Bước đầu, lực lượng công an đã làm rõ toàn bộ hành vi phạm tội của các đối tượng

Chỉ cần vài thao tác đơn giản, con dấu tên bác sĩ và dấu đỏ của bệnh viện đã được đóng lên những tờ giấy khám sức khỏe giả. Bất kể là bệnh viện tuyến trung ương hay địa phương, chỉ cần khách hàng là có.  Tổng số con dấu chức danh, hộp dấu liên quan đến khám, chữa bệnh… lên gần 10 chiếc, thậm chí có cả con dấu = tên Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện E. Đối tượng cầm đầu không trực tiếp ra mặt, mà sẽ cung cấp con dấu, máy móc cho các đối tượng chân rết. Mọi giao dịch được thực hiện và quản lý qua mạng xã hội để xóa dấu vết.

Để tránh sự theo dõi của cơ quan công an, sau khi in ấn giấy giả xong, đối tượng không trực tiếp đi bán, mà tiêu thụ qua các đầu mối trung gian nhập hàng. Các quy trình làm giấy tờ giả được tách biệt. Do vậy, đến nay, cơ quan công an vẫn đang trong quá trình điều tra làm rõ đối tượng chủ mưu của ổ nhóm.

Mỗi một giấy khám sức khỏe giả, tùy loại mẫu A4 hay A3 sẽ được các đối tượng rao bán với mức giá từ 80.000 - 150.000 đồng. Tuy số tiền mỗi tờ bán ra không quá lớn nhưng theo cơ quan điều tra, vì nhiều người có nhu cầu mua nên đều đặn mỗi ngày các đối tượng này tiêu thụ được rất nhiều giấy khám sức khỏe giả ra thị trường. Chỉ trong 1 tháng, các đối tượng đã có thể thu lợi bất chính hàng chục triệu đồng. Không chỉ các đối tượng làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với mức phạt cao nhất là 7 năm tù, thì người sử dụng tài liệu, giấy tờ giả cũng có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

5 cầu thủ của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh hiện đang bị tạm giữ vì liên quan đến việc sử dụng chất cấm tại một khách sạn ở thành phố Hà Tĩnh. Đáng chú ý, trong số đó có tiền vệ Đinh Thanh Trung, người từng giành danh hiệu Quả bóng Vàng Việt Nam năm 2017.

Trên đường gom vào tuyến Đại lộ Thăng Long, lưu lượng xe lưu thông gia tăng, trong khi ý thức của người dân chưa tốt, khiến tuyến đường này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Hàng tấn xúc xích và cánh gà ăn liền không rõ nguồn gốc xuất xứ, chuẩn bị đưa ra thị trường, đã bị phát hiện và thu giữ. Đặc biệt, đây đều là các mặt hàng ưa thích của trẻ con hiện nay.

Người Việt Nam bị lừa đảo gần 16 tỷ USD qua mạng trong tổng số 53 tỷ USD toàn cầu. Đó là con số rất đáng báo động do Liên minh chống lừa đảo toàn cầu và dự án xã hội chống lừa đảo công bố về tình trạng lừa đảo qua mạng tại Việt Nam năm 2023.

Kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ chuyển phát hàng hóa Quyết Đại Phát Express, lực lượng chức năng thành phố Hà Nội phát hiện hàng nghìn bao thuốc lá cùng số lượng lớn thuốc lá điện tử và tinh dầu dùng cho thuốc lá điện tử.

Liên quan đến vụ sạt lở nghiêm trọng khiến 7 người thương vong tại Hà Tĩnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương xác minh nguyên nhân sự cố sạt lở để kịp thời rút kinh nghiệm trong công tác phòng chống sạt lở, bảo đảm an toàn cho người lao động và nhân dân, xử lý nghiêm trách nhiệm (nếu có sai phạm) theo đúng quy định của pháp luật.