Triều Tiên xây dựng căn cứ hải quân mới
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đến thăm công trường xây dựng một "căn cứ hải quân hiện đại" mới và cam kết sẽ phát triển hơn nữa lực lượng hải quân của đất nước. Ông cho biết vị trí của cơ sở mới này sẽ mang lại cho Bình Nhưỡng một lợi thế chiến lược.
Cuối năm ngoái, ông Kim Jong-un đã yêu cầu ngành công nghiệp sản xuất vũ khí và quân sự của Triều Tiên "tăng tốc hơn nữa công tác chuẩn bị chiến tranh" trước những gì ông mô tả là hành động đối đầu "chưa từng có" của Mỹ và các đồng minh trong khu vực chống lại Triều Tiên.
Kể từ đó, CHDCND Triều Tiên đã tăng cường các cuộc thử nghiệm tên lửa và đã công bố một bệ phóng tên lửa nhiều nòng mới và máy bay không người lái cảm tử, cùng với các loại vũ khí khác.
Hôm qua, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đã đưa tin về chuyến thị sát của ông Kim Jong-un tại công trường xây dựng cảng. Hãng truyền thông trích lời nhà lãnh đạo nước này rằng việc phát triển một lực lượng hải quân hiện đại là ưu tiên cấp bách, xét đến "môi trường an ninh khu vực".
Ông Kim Jong-un cho rằng việc một quốc gia như Triều Tiên đặc biệt chú trọng vào lĩnh vực này là điều tự nhiên, vì CHDCND Triều Tiên "được bao bọc bởi biển ở cả phía Đông và phía Tây".
Ngoài ra, ông cho biết các tàu chiến và tàu ngầm lớn hơn và hiện đại hơn dự kiến sẽ được hải quân đưa vào sử dụng trong tương lai gần. Do vậy, một căn cứ có khả năng tiếp nhận chúng là điều cấp thiết. Ông cũng tiết lộ kế hoạch xây dựng một "thành phố cảng hiện đại" làm căn cứ cho hải quân nước này.
Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã nhiều lần cáo buộc CHDCND Triều Tiên làm gia tăng căng thẳng không cần thiết trong khu vực bằng các cuộc bắn thử tên lửa và các hành động phô trương sức mạnh khác. Ngược lại, Bình Nhưỡng khẳng định các chương trình quân sự của họ hoàn toàn mang tính phòng thủ và nhằm mục đích chống lại các hành động xâm lược tiềm tàng của nước ngoài.
Triều Tiên đã nhiều lần chỉ trích các cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ-Hàn Quốc và Mỹ-Nhật Bản, đôi khi có sự tham gia của tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và máy bay ném bom có khả năng mang vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Trái với phản ứng gay gắt của chính giới Israel cùng nhiều quốc gia đồng minh, nhiều quốc gia khu vực đã yêu cầu các bên nghiêm túc tuân thủ lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu do Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành.
Ngay sau khi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) ban bố lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người ở dải Gaza, giới chức Israel đã lập tức lên tiếng phản đối và chỉ trích gay gắt động thái của ICC.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xuất hiện trong một video, tuyên bố Moscow đã tấn công một cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa siêu vượt âm tầm trung.
Thủ tướng Liban Najib Mikati cho biết quân đội nước này đang chuẩn bị tăng cường sự hiện diện quân sự ở miền Nam Liban, trong bối cảnh xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hezbollah và Israel chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu Hạ nghị sỹ Matt Gaetz tuyên bố rút lui khỏi đề cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Trong thời gian rất ngắn, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã liên tiếp có những quyết sách làm thay đổi căn bản mức độ và phạm vi Mỹ can dự gián tiếp vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
0