Triệu trái tim tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ viếng Tổng Bí thư bắt đầu từ 7h00 ngày 25/7, được tổ chức đồng thời tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Tổng Bí thư, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã khiến hàng triệu trái tim người Việt Nam ở trong và ngoài nước nghẹn ngào, thương tiếc.

Bà Ngô Thị Mận - phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các con vào viếng.

Từ 18h chiều 25/7, là khoảng thời gian nhân dân bắt đầu đăng ký vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông.

Lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dù thời gian này đã được thông báo trước đến toàn thể nhân dân cả nước, nhưng theo ghi nhận của phóng viên Đài Hà Nội, sáng sớm 25/7, nhiều bà con ở các tỉnh xa và người dân Hà Nội đã đến nhà tang lễ chờ đợi đến giây phút được vào tiễn biệt vị Tổng Bí thư mà mình kính trọng.

Dòng người xếp hàng trước Nhà tang lễ Quốc gia chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Khu vực để người dân quét mã QR trước khi vào viếng Tổng Bí thư.

Một đôi vợ chồng rời Hải Dương từ 4h sáng, 6h đã có mặt ở cổng Nhà tang lễ Quốc gia. Và họ chờ hơn 12 tiếng để được vào tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.

Cặp vợ chồng chờ hơn 12 tiếng để được vào tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.

Sống cách Nhà tang lễ gần 40 km, bà Đoàn Thị Ngọc Lan lên trung tâm Hà Nội ở từ chiều 24/7, và sáng sớm đã có mặt ở đây. Bà chỉ lo lỡ mất cơ hội được tiễn biệt Tổng Bí thư kính yêu.

Người dân bày tỏ sự cảm phục và kính trọng, dù chưa một lần được gặp mặt ông.

Bà Đoàn Thị Ngọc Lan, xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ bồi hồi cho biết: "Câu nói tâm đắc nhất của bác luôn nhắc nhở mọi người, nếu là hoa thì phải là hoa hướng dương; nếu là chim thì là chim bồ câu trắng; nếu là đá phải là đá kim cương; nếu là người phải là người cộng sản chân chính. Tôi thương bác vô cùng, một người trọn đời vì Tổ quốc".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người dân bày tỏ sự cảm phục và kính trọng, dù chưa một lần được gặp mặt ông và tiếc thương vô hạn khi phải tiễn biệt ông về với cõi người hiền.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.

Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).