Triệu trái tim tiễn đưa một nhân cách lớn | Hà Nội tin mỗi chiều
Trong số hàng ngàn bức ảnh về Tổng Bí thư được chia sẻ, tôi đặc biệt xúc động về bức ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng người thân ngồi gói bánh chưng ngày 27 Tết Kỷ Hợi 2019. Nhìn bức ảnh ấy, tôi nhớ về ông nội của mình, ở tỉnh Bắc Ninh, với những ký ức thân thương, bình dị.

Bức ảnh được công bố trong cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Cuốn sách do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản tháng 6.
Bức ảnh được chụp một cách ngẫu nhiên trong căn nhà công vụ Tổng Bí thư. Bức ảnh cũng không phải do một nhiếp ảnh gia hay phóng viên phụ trách theo dõi hoạt động của Tổng Bí thư mà là từ một người cận vệ chụp lại bằng điện thoại.
Bà Phạm Thị Thinh - Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
Trong quá trình biên tập sách, một số người đắn đo về việc có nên chỉnh sửa để tấm ảnh chỉn chu hơn, xóa những vết ẩm mốc trên tường nhà đi. Bà Phạm Thị Thinh kiên quyết giữ lại và muốn cho người đọc hiểu được sự giản dị chân thực nhất của Tổng Bí thư. Nơi ở của ông cũng giống như nơi ở của những công chức bình thường khác.
Tổng Bí thư vẫn giữ nếp nhà. Gói bánh chưng không chỉ đơn thuần là một hoạt động thường ngày trong dịp Tết, mà còn thể hiện sự gắn kết gia đình, cùng gìn giữ bản sắc dân tộc.
Trong cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ quan điểm con người Việt Nam là sự kết tinh của văn hóa Việt Nam. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách.

Ảnh: Tạp chí Tuyên giáo.
Từ 25/7, hàng trăm nghìn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc đã đến ba địa điểm: Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông; Làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, và Hội trường Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh, để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Có những người vượt hàng trăm, hàng nghìn km, có những người nghiêm ngắn xếp hàng nhiều tiếng đồng hồ, không ngại nắng mưa chờ tới lượt vào viếng nhà lãnh đạo đáng kính.

Bà Nguyễn Thị Tiền, năm nay đã ngoài 90 tuổi, từ thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, ra Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư. Mắt mờ, tai không rõ, chân chậm nhưng bà Tiền cho biết mình đã xếp hàng hai lần để có thể đến Nhà tang lễ viếng Tổng Bí thư. Điều khiến bà Tiền tiếc nuối hơn cả là từ nay không còn được nghe lời nói chân tình, mộc mạc mà ý nghĩa sâu xa của Tổng Bí thư nữa.



Là thương binh hạng 1/4, mất một chân khi tham gia chiến đấu tại chiến trường biên giới phía Bắc năm 1979, trên đôi nạng thép, ông Phạm Đăng Vĩ ở huyện Đông Anh có mặt từ rất sớm ở làng Lại Đà để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn của ông có gần 20 người, đều là thương binh nặng. Với ông, Tổng Bí thư là một người rất tình cảm, gần gũi, bình dị và một hình mẫu về sự nêu gương ở nhiều phương diện. Đó là điều khiến người dân vô cùng trân trọng.

Chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sáng 26/7, nhà sử học Dương Trung Quốc nói lòng dân là thước đo công bằng và chuẩn mực nhất. Bà con mọi miền Tổ quốc đến viếng Tổng Bí thư đã thể hiện rất rõ điều đó.

Ảnh: N. Huyền/ Vietnamnet.
Trong hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chị Vũ Phương Linh và hơn 1.000 tình nguyện viên Thủ đô đã có mặt tại Nhà tang lễ Quốc gia từ lúc hơn 5 giờ sáng.
Trời Hà Nội có thời điểm đang nắng bỏng rát bỗng chốc đổ cơn mưa lớn, Linh và lực lượng tình nguyện viên Thủ đô vẫn bám các nút giao, hỗ trợ phân luồng và phục vụ nhân dân vào viếng Tổng Bí thư. Các tình nguyện viên đã kịp thời vận chuyển, hỗ trợ phát nước uống, đồ ăn nhẹ giúp những người cao tuổi. Nhiều hộ dân bên đường bật quạt, mời nước.

Tấm biển đen chữ trắng với dòng chữ "Vô cùng thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng" được anh Trịnh Hữu Dũng, nhà ở huyện Gia Lâm, Hà Nội - một lái xe công nghệ, gắn trước xe của mình vào chiều 25/7. Anh Dũng chở miễn phí những người dân tỉnh xa về viếng Tổng Bí thư. Anh Dũng nói cả cuộc đời Tổng Bí thư đã cống hiến cho dân cho nước nên anh chỉ muốn góp chút sức nhỏ bé để hỗ trợ mọi người trong Lễ Quốc tang.

Cựu chiến binh Phạm Quang Thành, 72 tuổi, ở xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội, đã đi xe buýt đến thôn Lại Đà từ trước hôm diễn ra lễ viếng Tổng Bí thư.
Ông Thành cho biết người dân làng Lại Đà mang quạt, nước, khăn, bìa carton che nắng hỗ trợ mọi người vào viếng Tổng Bí thư dù họ không nằm trong đoàn tình nguyện. Ông Thành cũng được một hộ gia đình trong thôn cho ở nhờ. Trong Quốc tang người lãnh đạo đáng kính, mọi người thêm mở lòng thân ái hơn bao giờ hết!

Một áng mây trắng bay về trời! Người dân làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, và nhân dân cả nước hôm nay cùng tiễn đưa người con ưu tú về cõi vĩnh hằng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị tổng chỉ huy trong cuộc chiến chống giặc nội xâm, người của nhân dân, người của lịch sử sẽ sống mãi trong lòng dân.
Tiền nhiều chết có mang được đi đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý nhất. Sống làm sao để con cháu phải nể, sống làm sao để lúc nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận. Đó mới là điều sâu sắc nhất!
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
- Nhân dân bày tỏ tri ân, tiếc thương trên Sổ tang điện tử kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng | Hà Nội tin mỗi chiều
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và bài học lớn về tinh thần tôn sư trọng đạo | Hà Nội tin mỗi chiều
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn làm việc, đọc sách trong những ngày cuối đời | Hà Nội tin mỗi chiều
- Người dân Lại Đà chuẩn bị cho lễ Quốc tang người con ưu tú của làng | Hà Nội tin mỗi chiều
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một cuộc đời bình dị, khiêm nhường | Hà Nội tin mỗi chiều
Hà Nội đang tính chuyện chuyển đổi toàn bộ taxi và xe cá nhân sang phương tiện xanh. Đây không chỉ là một bước đi tất yếu mà còn là một quyết định mang tính chiến lược cho tương lai của thủ đô.
Ở khá nhiều khu dân cư tại Hà Nội, từ khi lắp đặt camera giám sát, thói quen đổ rác của người dân đã có sự thay đổi rõ rệt, người dân dần có ý thức hơn, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định.
Mua nhà ở Hà Nội - một giấc mơ không dễ dàng với nhiều người. Giá bất động sản không ngừng leo thang, trong khi thu nhập của người lao độn không theo kịp đà tăng giá ấy. Vậy, đâu là lời giải cho bài toán an cư bền vững?
Nhắc đến Hà Nội, người ta không chỉ nghĩ đến những con phố cổ trầm mặc, những hàng cây xanh rợp bóng, mà còn nhớ đến những không gian công cộng mang đậm giá trị văn hóa - lịch sử, trong số đó có vườn hoa Lý Thái Tổ. Vậy dự án cải tạo, chỉnh trang vườn hoa này có điều gì đặc biệt?
Hồ Gươm - biểu tượng văn hóa và lịch sử của Hà Nội đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ với dự án mở rộng không gian công cộng.
Hà Nội đang xem xét áp dụng cơ chế bốc thăm khi mua xe xăng mới nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí và thúc đẩy giao thông xanh. Liệu giải pháp này có khả thi và phù hợp với thực tế của Hà Nội hay không?
0