Trình tự, thủ tục khi mua nhà ở xã hội

Việc một loạt dự án nhà ở xã hội được triển khai đang là tín hiệu tích cực cho thấy nguồn cung sẽ dồi dào trong thời gian tới. Khi mua một căn nhà ở xã hội, người mua cần phải lưu ý một số điều sau đây.

Bước 1: Nộp hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở xã hội nộp hồ sơ cho chủ đầu tư dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP) và hướng dẫn cụ thể của Bộ Xây dựng.

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

Phía chủ đầu tư tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ có đủ điều kiện và hợp lệ hay chưa, nếu chưa thì trả hồ sơ lại cho người mua kèm theo lý do chưa giải quyết để người mua bổ sung, hoàn thiện. Nếu hợp lệ, chủ đầu tư dự án xây dựng sẽ gửi hồ sơ hợp lệ về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để kiểm tra tiếp, xem xét hồ sơ được duyệt hay không.

Bước 3: Xem xét và ký kết hợp đồng

Sau khi xem xét danh sách, nếu Sở Xây dựng không có ý kiến thì chủ đầu tư thông báo cho người mua để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng trong 15 ngày sau khi nộp hồ sơ.

Bước 4: Công bố danh sách đối tượng mua nhà

Sau khi ký kết hợp đồng mua nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ lập danh sách các đối tượng đã được mua nhà ở xã hội gửi về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để công bố công khai trong thời hạn 30 ngày làm việc.

Lưu ý:

- Mỗi hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu mua nhà ở xã hội chỉ được nộp giấy tờ đăng ký tại một dự án. Trong trường hợp dự án không còn quỹ nhà để bán thì chủ đầu tư nêu rõ lý do và trả lại hồ sơ để người có nhu cầu nộp tại dự án khác.

- Bên mua nhà ở xã hội thanh toán trực tiếp với chủ đầu tư hoặc thực hiện thông qua ngân hàng do chủ đầu tư và người mua thống nhất theo thỏa thuận.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công trình CT3 (Dự án khu nhà ở xã hội tại ô đất CT3, CT4 - Khu đô thị mới Kim Chung, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, do liên danh Handico và Viglacera làm chủ đầu tư) sẽ khởi công trong quý I/2025.

Trong khi nhiều phân khúc bất động sản như chung cư, liền kề, biệt thự tiếp tục tăng nóng, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn gặp khó. Lượng hàng tồn kho chủ yếu là sản phẩm cao cấp có giá trị lớn, thanh khoản ít.

Trong khi nhiều địa phương công bố bảng giá đất mới tăng cao thì trong hoạt động mua bán và chuyển nhượng bất động sản đã ghi nhận sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tới các dự án quỹ đất sạch, có pháp lý rõ ràng.

Sau thời gian bị đầu cơ thổi giá, thị trường chung cư đang chững lại, trái ngược với quy luật cuối năm thường rất sôi động. Mức giá dù có điều chỉnh giảm nhẹ nhưng vẫn vượt xa so với thu nhập của người dân.

Tại bảng giá đất điều chỉnh, Hà Nội có 5 khu đô thị giá đất ở trên 100 triệu đồng/m², gồm Tây Hồ Tây, Đoàn Ngoại giao, Thành phố giao lưu, Nam Trung Yên và Mỹ Đình - Mễ Trì.

Sau 5 tháng Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội lưu ý quá trình triển khai Luật Đất đai 2024 đang phát sinh một số vướng mắc cần được tháo gỡ.