Trở về thời bao cấp qua Chương trình du lịch đêm

Chương trình quảng bá Du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch” được tổ chức tới đây sẽ giúp du khách như được quay trở lại với ký ức của một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước - thời bao cấp.

Chương trình quảng bá Du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch” dự kiến sẽ tổ chức từ ngày 29/11 đến 1/12 tại không gian tuyến phố đi bộ phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Toàn bộ không gian sự kiện sẽ được thiết lập như một phim trường với bối cảnh là một khu phố thật sự, với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… giúp du khách như được quay trở lại với ký ức của một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước - thời bao cấp.

Một điểm nhấn đáng chú ý trong dịp này là du khách được trải nghiệm Tuyến tàu điện số 6 - “Bảo tàng đường phố Hà Nội”. Đây là hoạt động được tổ chức trên bốn toa xe điện, mỗi toa mang một chủ đề ẩm thực đặc trưng của Hà Nội và Việt Nam.

Ngoài ra, còn có các tiết mục ca nhạc với chủ đề “bao cấp”, tái hiện đám cưới thời bao cấp, tổ chức sân khấu mở, các chương trình âm nhạc, nghệ thuật dành cho cộng đồng... Sự kiện sẽ tạo ra một không gian thư giãn lý tưởng cho du khách để hòa mình và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên.

 

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với kinh nghiệm gần 30 năm trong nghề, những chiếc áo dài của nhà thiết kế Hoàng Ly đều có những nét riêng biệt không thể lẫn với bất cứ thương hiệu nào. Hoàng Ly đón chào năm mới 2025 với bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên "Ánh sáng vũ trụ" - một sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống và hiện đại, giữa thời trang và vũ trụ.

“Quà tặng của nhân gian” là sự kiện văn hoá nổi bật của Hà Nội để đón chào năm mới 2025. Tại chương trình, giữa không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi được định hướng trở thành không gian sáng tạo của Thủ đô, người dân và du khách lần đầu tiên được gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân đến từ khắp mọi miền đất nước. Sự kiện không chỉ khẳng định Hà Nội là nơi kết nối di sản văn hóa truyền thống và nghệ thuật đương đại mà còn góp phần gìn giữ, phát huy, tôn vinh những giá trị đặc sắc của các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam.

Mô hình “Di tích lịch sử, văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” là một trong những điểm sáng trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội, qua đó định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách ứng xử chuẩn mực cho tất cả mọi người khi tham gia các hoạt động du lịch tại các di tích. Việc hình thành nét văn hóa ứng xử văn minh này không chỉ thể hiện sự trân trọng với di sản mà còn góp phần làm giàu thêm bản sắc, giúp các di tích của Hà Nội trở thành những điểm đến an toàn, hấp dẫn.

Với mục tiêu xây dựng Hà Nội thành Thủ đô của tri thức, Thủ đô của văn hóa đọc, nhiều hoạt động hướng đến thế hệ trẻ với hình thức sinh động đang được các cơ quan, ban, ngành và nhà trường cùng chung tay để văn hóa đọc được lan tỏa rộng rãi.

Luật Thủ đô 2024 đã mở ra những bước tiến mới trong việc bảo tồn và phát triển các khu phố, tuyến phố và làng nghề, nhằm thu hút du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại, cải thiện điều kiện sống của người dân và bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đang diễn ra chương trình đặc biệt “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.