Trời lạnh nên làm gì để giữ sức khỏe?

Để tiết trời lạnh không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, mọi người cần lưu ý đến các thói quen sinh hoạt như: nên mặc ấm trước khi ra ngoài, ăn đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, uống nhiều nước ấm, và tập các bài tập thể dục phù hợp.

Giữ ấm cơ thể đúng cách

Thời tiết chuyển lạnh, việc giữ ấm là điều đương nhiên, nhưng không phải ai cũng biết  giữ ấm đúng cách. Bạn cần đặc biệt lưu ý một số bộ phận như bàn tay, ngực, cổ, đầu, tuyệt đối tránh nhiễm lạnh các vùng này bằng cách mặc ấm, đội mũ, mang tất, găng tay, quàng khăn hoặc mặc áo kín cổ.

Nên mặc đủ ấm khi đi ra ngoài. Ảnh minh họa

Riêng đối với trẻ em, theo bác sĩ Phí Xuân Thi, khoa Nhi, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, cha mẹ nên tuân theo quy tắc giữ ấm "4 ấm, 1 lạnh" để phòng bệnh cho con trẻ bao gồm:

Tay ấm: Giữ bàn tay con ấm, không bị lạnh, không đổ mồ hôi

Lưng ấm: Lưng trẻ cần được giữ ấm vừa phải vì nếu đổ mồ hôi ở lưng và không được lau kịp thời, mồ hôi sẽ thấm ngược vào trong cơ thể trẻ, dẫn đến nhiễm lạnh. Nếu bố mẹ thấy cổ và lưng của trẻ lạnh, điều đó có nghĩa là con cần được mặc thêm quần áo.

Bụng ấm: Bụng cần giữ ấm sẽ giúp bảo vệ dạ dày của trẻ. Nếu bụng lạnh, dạ dày lạnh sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của con.

Bàn chân ấm: Bàn chân là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trong cơ thể trẻ vì dưới bàn chân có rất nhiều mạch và huyệt. Nếu bàn chân không được giữ ấm, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, người chăm sóc trẻ cần lưu ý giữ ấm đôi bàn chân của trẻ trong những ngày rét, đi tất cho bé dù ở trong nhà, đi thêm giày khi ra ngoài.

"1 lạnh": Không vì trời lạnh mà bố mẹ trùm kín đầu trẻ bằng mũ suốt cả ngày. Theo các chuyên gia, khi ở trong nhà, cần để đầu trẻ thông thoáng, thoải mái, không cần đội mũ. Chỉ khi đi ra ngoài, trẻ mới cần đội mũ để giữ ấm.

Đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường sống

Đây cũng là một trong những việc nên làm khi trời chuyển lạnh. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối, dọn dẹp nhà cửa và rửa sạch các vật dụng như cốc chén, bát đũa..., nhất là khi có người ốm trong gia đình.

Vào những ngày rét đậm, với trẻ em chỉ cần lau người, rửa chân tay mặt mũi sạch bằng nước ấm trong phòng kín gió, có thiết bị sưởi và ủ ấm ngay để không bị nhiễm lạnh. Nếu tắm gội cần tắm nhanh trong phòng kín. Với người có tuổi nên hạn chế tắm và gội cùng lúc, tránh biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe.

Ăn uống đủ dưỡng chất

Nếu như bạn dễ bị nhiễm lạnh, thường xuyên ốm mỗi khi chuyển mùa, thì một phần cũng do cơ thể thiếu chất. Việc thiếu dinh dưỡng sẽ làm cho sức đề kháng suy giảm, hệ miễn dịch yếu kém. Vì vậy, ăn đầy đủ chất cũng là một cách giữ ấm cơ thể hiệu quả. Khi bạn ăn no và đầy đủ chất, quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, giúp cơ thể đốt cháy calo hiệu quả. Quá trình đốt chất calo sẽ tạo điều kiện để cơ thể sinh nhiệt. Lúc này bạn sẽ thấy ấm hơn.

Bữa cơm đầy đủ dinh dưỡng cũng là một cách giữ sức khỏe hiệu quả.

Vào những ngày này, bạn nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các vitamin tổng hợp, đặc biệt là vitamin C và uống đủ nước; ăn cân đối các nhóm dưỡng chất  gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cần uống nước ấm, tránh sử dụng những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.

Để phòng bệnh tăng huyết áp, người già nên ăn nhiều bữa trong ngày để cung cấp đủ năng lượng; ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa, bột dinh dưỡng; ăn nhiều rau quả tươi; ăn ít mỡ và kiểm tra mỡ trong máu định kỳ.

Tập thể thao hoặc vận động nhẹ

Khi bị lạnh, cách làm ấm cơ thể nhanh nhất đó chính là vận động. Việc cơ thể hoạt động sẽ tăng cường lưu thông máu huyết, từ đó giúp cơ thể ấm dần lên. Nếu bạn lựa chọn tập thể dục ngoài trời, thì nên mặc đủ ấm trước khi ra ngoài, chọn các bài tập nhẹ nhàng và tránh đi tập vào lúc sáng sớm hoặc tối muộn. Ngược lại khi đang ở trong nhà, bạn có thể làm việc nhà, hoặc tập các bài thể dục tại chỗ.

Nên uống nhiều nước ấm để cơ thể được cung cấp đủ nước vào mùa đông.

Uống nhiều nước ấm

Một cách giảm lạnh cho cơ thể đơn giản, dễ thực hiện đó chính là uống nhiều nước ấm khi nhiệt độ ngoài trời thấp. Hoặc bạn có thể uống trà gừng, ăn kẹo gừng. Bởi gừng là một thực phẩm sinh nhiệt, giúp cơ thể của bạn sẽ ấm hơn./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Bộ y tế khuyến cáo người dân, trong những ngày nắng nóng nên hạn chế đi ra ngoài trời nắng. Khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp.

Theo chuyên gia của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, thuốc diệt muỗi là một loại hóa chất diệt côn trùng, ít nhiều cũng vẫn sẽ có ảnh hưởng đến con người khi không được sử dụng đúng cách. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, khi sức đề kháng còn yếu và làn da còn nhạy cảm.

Ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ biến chứng cao, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các chuyên gia cảnh báo, tiêm chủng được cho là phương pháp phòng bệnh an toàn nhất. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần lưu ý nắm rõ lịch tiêm vắc xin cho trẻ.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương mới tiếp nhận ca bệnh bị suy tuyến thượng thận do lạm dụng thuốc Medrol liều cao. Tác dụng phụ của thuốc đã khiến da bàn chân bệnh nhân rất mỏng dẫn đến rách da, nhiễm trùng bàn chân nặng, dễ lan lên hết cẳng chân phải.

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể mà thủ phạm được tìm ra đều là do vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus… Khi nhiễm khuẩn bệnh nhân thường biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt và các biểu hiện mất nước, nhiễm trùng. Chuyên gia y tế khuyến cáo, thực phẩm càng bẩn, bảo quản và chế biến không tốt càng dễ ngộ độc.

Ngộ độc thực phẩm có thể gây mất nước, trụy mạch hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được xử trí nhanh và đúng cách.