Trông xe dưới gầm cầu không chỉ là giải pháp tình thế
Bãi đỗ xe dưới gầm cầu vượt Ngã Tư Vọng là một trong ba vị trí dưới gầm cầu được cấp phép trông giữ xe tạm thời. Là một tài xế taxi tại Bắc Ninh chuyên đưa đón khách ra Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, anh Trần Tuấn Kiệt thường xuyên lựa chọn bãi đỗ xe này để gửi xe vì sự thuận tiện và an toàn.
"Tôi cũng là người dân ở quê hay ra Hà Nội nhiều, thấy bãi đỗ xe ở Hà Nội rất khan hiếm. Thế nên nếu tận dụng được gầm cầu làm bãi đỗ xe thì cũng rất tốt nhưng quan trọng nhất là kinh phí đỗ xe cần hợp lý." - Anh Kiệt chia sẻ.
Khu vực cầu vượt Ngã Tư Vọng có nhiều bệnh viện, trong đó không ít bệnh viện chỉ nhận giữ xe máy mà không nhận giữ xe ô tô. Áp lực trông giữ xe từ lâu đã trở thành gánh nặng vô hình cho các bệnh viện. Chỉ đến khi điểm trông giữ xe dưới gầm cầu được đưa vào khai thác thì áp lực đó mới được giải tỏa phần nào. Mỗi ngày gầm cầu vượt Ngã Tư Vọng nhận trông giữ từ 700-800 xe máy, ô tô.
Hệ thống hạ tầng của Thủ đô đang gánh khoảng 7,9 triệu phương tiện. Trong đó có 1,1 triệu xe ô tô, 6,6 triệu xe máy và 0,2 triệu xe điện. Mỗi năm lại gia tăng thêm từ 4 - 5% nhưng hạ tầng giao thông tĩnh của Thành phố mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu đỗ gửi xe, còn lại gần 90% đang đỗ tại các điểm đỗ xe của chung cư, khu đô thị, lòng đường, vỉa hè, hay tại các khu đất trống của các dự án.
Việc cho phép trông xe dưới gầm cầu sẽ giúp giảm áp lực về nhu cầu bãi đỗ. Tuy nhiên khi tổ chức cần chọn những vị trí phù hợp, an toàn, không phải gầm cầu nào cũng tận dụng được. Do đó chỉ những địa điểm nào không phát sinh ùn tắc, gây cản trở dòng phương tiện chính mới có thể cho phép làm bãi trông giữ xe. Cùng với đó với việc đề ra quy định việc kiểm tra giám sát cũng rất quan trọng. Nếu các đơn vị tổ chức trông giữ xe không đáp ứng quy định, yêu cầu, cần chấm dứt hoạt động của họ lập tức.
Sáng 22/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chung khảo cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Hà Nội giao các đơn vị liên quan hạ ngầm đường dây cáp đi nổi, đặc biệt tại 4 quận nội đô hoàn thành trong năm 2026. Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ được giao trách nhiệm thực hiện cho các địa phương.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.
Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.
Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao. Thông tin được nêu tại Hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra chiều 21/11.
0