Trưng bày chuyên đề đặc sắc tại Bảo tàng Hà Nội

Bảo tàng Hà Nội được lựa chọn là trụ sở của Trung tâm điều phối không gian sáng tạo Hà Nội, với mục tiêu đặt ra là kết nối các hoạt động sáng tạo. Chào mừng Ngày di sản văn hoá Việt Nam và hưởng ứng lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023, ba trưng bày chuyên đề đặc sắc đã được Bảo tàng giới thiệu với công chúng.

Các chuyên đề được trưng bày bao gồm: Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê; Lịch sử hình thành trái đất thông qua bộ sưu tập hiện vật hoá thạch; Tinh hoa làng nghề Việt qua góc nhìn thiết kế nội thất đương đại.

Giảng Võ trường là trường võ bị quốc gia đầu tiên của kinh thành Thăng Long xưa, trưng bày là dịp để Bảo tàng Hà Nội giới thiệu bộ sưu tập vũ khí Ngọc Khánh gồm 111 hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công Bảo vật Quốc gia đợt 11, năm 2022.

Trưng bày chuyên đề đặc sắc tại Bảo tàng Hà Nội

GS - Viện sĩ Ngô Xuân Bính cho biết: "Bộ sưu tập vừa rồi chúng ta có ở Giảng Võ với một số lượng, chủng loại phong phú như vậy, chúng tôi rất là mừng. Có nghĩa là, những điều ấy có thể bày lên được, chắc không thể nói bằng lời. Giá trị văn hoá được khẳng định bằng hiện vật, khi dữ liệu có tính chất văn tự chúng ta đã không còn, vậy bây giờ những chiến công ấy lại được lắp ráp bằng những hiện vật thật, thì đó là cả một giá trị, theo tôi rất quan trọng".

Trưng bày “ Lịch sử hình thành trái đất thông qua bộ sưu tập hiện vật hoá thạch” mang đến nhiều trải nghiệm mới cho công chúng.

Kiến tạo nên không gian dành cho những người yêu thích cổ sinh vật học và hóa thạch 

Ông Nguyễn Tiến Đà, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội cho hay: "Đây là những tín hiệu rất mừng, bởi khi chúng ta tham gia mạng lưới sáng tạo thì không thể thiếu vai trò của khối tư nhân. Với Bảo tàng hoá thạch, chúng tôi cũng chủ động gặp họ để trao đổi và nhận thấy họ có nhiệt tình tham gia với trách nhiệm xã hội. Đây cũng là tín hiệu,  là bước đi đầu tiên để nhân thành công này chúng tôi sẽ làm việc với một số bảo tàng công lập nhằm phối hợp làm nhiều chuyên đề, chủ đề mà thế mạnh của họ có và thế mạnh của bảo tàng mình có. Đó là những mẫu vật có giá trị cao về mặt lịch sử và khoa học giúp tái hiện lại một vùng đất cổ sinh - dấu vết của sự sống xa xưa, từ đó kiến tạo nên không gian dành cho những người yêu thích cổ sinh vật học và hóa thạch khắp bốn phương".

Với những cải tiến mới trong trưng bày, tuyên truyền, Bảo tàng Hà Nội đang nỗ lực trở thành nơi kết nối các hoạt động sáng tạo của thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quận Ba Đình đã hoàn thành tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Núi Sưa. Ngôi đền trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách khi đến thăm Công viên Bách thảo ở phường Ngọc Hà.

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” là một trong số nhiều kỷ vật gắn với Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm. Ra đời giữa chiến dịch và là phần thưởng cho các chiến sĩ Điện Biên, chiếc huy hiệu ghi dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc.

7h45 ngày 07/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức bắt đầu.

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.