Trưng bày hơn 100 cổ vật của Huế
Gần 100 hiện vật cùng 200 tài liệu, hình ảnh từ thế kỷ 13 đến 20 đang được trưng bày trong triển lãm tại Bảo tàng TP. HCM. Trong đó, có nhiều cổ vật được tìm thấy ở Huế.
Khách tham quan được chiêm ngưỡng nhiều cổ vật gốm sứ, ấn, gươm, biểu tượng của vùng đất hội tụ tinh hoa, văn hóa nghệ thuật Phú Xuân - Huế. Đặc biệt, một số hiện vật được vua Hàm Nghi mang theo trong cuộc bôn tẩu ra Tân Sở, Quảng Trị, sau biến cố thất thủ Kinh đô Huế (năm 1885).
Triển lãm mong muốn giới thiệu, quảng bá đến người xem, các nhà nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển của vùng đất Huế, một thành phố di sản, lễ hội và du lịch với nhiều dấu ấn đặc sắc của cả nước. Qua đó, TP. HCM có thêm nhiều cơ hội kết nối, mở rộng các hoạt động giao lưu văn hoá, du lịch, giáo dục với vùng đất cố đô Huế và nhiều tỉnh, thành cả nước.
Tròn 1 năm thành lập, CLB văn hóa áo dài Việt Nam đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 38 nhà thiết kế áo dài từ mọi miền Tổ quốc đã dâng hương, tỏ lòng thành kính trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông long trọng tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024".
Tại Hà Nội, Đại sứ Nhà nước Palestine tại Việt Nam, ông Saadi Salama, Trưởng Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam, đã chủ trì tiệc chiêu đãi, giao lưu giữa Đại sứ các nước của đoàn ngoại giao. Tham dự sự kiện có hơn 50 Đại sứ và Trưởng các cơ quan ngoại giao tại Hà Nội.
Trình diễn thực cảnh tương tác - hình thức nghệ thuật sân khấu mới mẻ đang mang đến một cách tiếp cận độc đáo để khám phá lịch sử và văn hóa Thủ đô. Thay vì chỉ xem, khán giả được hòa mình vào câu chuyện, trực tiếp tham gia vào không gian và nhịp sống của quá khứ được tái hiện.
Tại Bảo tàng Hà Nội, vào tối 10/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức tổng kết Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 và ra mắt Trung tâm Điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội.
Từ bao đời, sen Tây Hồ, giống sen trăm cánh, hay còn gọi là sen Bách Diệp riêng có của Tây Hồ đã trở thành niềm tự hào của vùng đất kinh kỳ Thăng Long. Từ giống sen quý, nghệ thuật ướp trà sen của người dân Quảng An - Tây Hồ đã nâng tầm những cánh trà, đưa việc thưởng trà thăng hoa thành một nghệ thuật, ẩn chứa tinh hoa của cả đất trời trong chén trà nhỏ và hơn thế, là cả sự tao nhã, cao sang của người thưởng trà.
0