Trưng bày trống đồng Đông Sơn tại Bảo tàng Hà Nội

Sáng nay, Bảo tàng Hà Nội khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”, giới thiệu đến công chúng gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của dân tộc ta từ thời các vua Hùng, với nền Văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ.

Trống đồng Đông Sơn là đỉnh cao của kĩ thuật đúc đồng của người Việt cổ. Học giả Franz Heger (người Áo) đã phân chia trống đồng thành bốn loại, trong đó trống đồng loại 1 ở nước ta, còn được gọi là trống đồng Đông Sơn, gắn liền với văn hóa Đông Sơn, niên đại 2500 đến 2000 năm, được phát hiện nhiều nhất.

Trống đồng Cổ Loa được phát hiện năm 1982 tại cánh đồng Mả Tre, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh. Trống được công nhận là bảo vật quốc gia ngày 25/12/2015.

Trống loại 2, 3, 4 cũng tìm thấy nhiều, có niên đại muộn hơn. Hoạ tiết hoa văn trang trí trên mặt và thân trống rất đa dạng, như một bức tranh lịch sử miêu tả chi tiết về cuộc sống sinh hoạt, văn hóa của người Việt cổ.

Bảo tàng Hà Nội đang lưu giữ gần 50 chiếc trống đồng các loại, trong đó có trống đồng Cổ Loa được Thủ tướng chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia năm 2015.

Trống Cổ Loa

Với vai trò là một trung tâm kết nối sáng tạo của thành phố, Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Trung tâm xúc tiến quảng bá di sản văn hóa phi vật thể, mạng lưới Sáng kiến văn hoá Việt Nam, cổ phục Vạn Thiên Y, nhóm Về làng và các làng nghề của Hà Nội tổ chức các hoạt động văn hóa, trải nghiệm nhân dịp giỗ tổ Hùng Vương năm 2024, gồm: ra mắt cờ Mặt trời, Tọa đàm “Sáng tạo vật phẩm, sản phẩm mang văn hóa bản địa - động lực cho phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam, trải nghiệm cổ phục Việt Nam.

Đây là những hoạt động nhằm gìn giữ và thúc đẩy tình yêu văn hóa của cộng đồng, cũng như tạo ra một sân chơi trải nghiệm văn hóa sáng tạo. Các hoạt động này có ý nghĩa tôn vinh các biểu tượng văn hoá lâu đời của người Việt, khích lệ thế hệ trẻ gìn giữ và phát huy văn hoá bằng cách kế thừa và sáng tạo các hoạt động văn hoá đương đại từ chất liệu truyền thống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.