Trưng bày tuyệt tác bonsai tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật
Công chúng thưởng lãm những nét đặc sắc của nghệ thuật bonsai độc đáo của Việt Nam. Trong khuôn viên hơn 1.000 m², trưng bày 70 tác phẩm cây cảnh nghệ thuật đặc sắc được tuyển chọn từ ba miền Bắc - Trung – Nam.
Trưng bày do Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội, Câu lạc bộ bonsai Phố cổ Hà Nội tổ chức, nhằm tôn vinh ngành sinh vật cảnh Việt Nam, góp phần giới thiệu, quảng bá nét đẹp, giá trị văn hóa, thú chơi sinh vật cảnh của người Thủ đô, đồng thời tôn vinh những nghệ nhân, thợ giỏi sinh vật cảnh của Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Anh Lưu Hoài Sơn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ bonsai Phố cổ Hà Nội, chia sẻ: "Chúng tôi mong muốn chia sẻ những gì tâm huyết nhất của Câu lạc bộ bonsai Phố cổ Hà Nội với tất cả mọi người và tiếp cận với bonsai cây cảnh của thế giới".
Thăng Long - Hà Nội là nơi sản sinh và gìn giữ nhiều nét tinh hoa văn hóa, tác động sâu sắc tới đời sống tinh thần của nhân dân. Từ thế kỷ XI, quanh kinh thành Thăng Long, người dân đã có thú tạo tác và chơi cây cảnh như các tác phẩm nghệ thuật.
Chơi bonsai đã trở thành nét đẹp văn hóa lâu đời của người Hà Nội. Thú chơi bonsai không chỉ thỏa mãn đam mê của những con người yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, mà còn có tính nhân văn cao. Từ một phôi cây, để phát triển và trở thành một cây bonsai hoàn chỉnh phải trải qua quá trình khéo léo chăm sóc, uốn nắn, do vậy, người chơi bonsai phải tự rèn luyện tính kiên trì, tỉ mẩn, óc thẩm mỹ.
Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, cho hay: "Bonsai là thú chơi của nhiều nước, đặc biệt là các nước Đông Á, tức là đưa thiên nhiên vào trong căn phòng của mình, với tất cả công cụ, với tất cả mỹ cảm, cho thấy con người yêu thiên nhiên đến chừng nào mới có thể cất công đầu tư tiền bạc, công sức như vậy. Cho nên chơi cây ngoài là một thú vui, còn là cách rèn luyện con người, rèn luyện tinh thần, tình yêu với thiên nhiên, rèn luyện về thể chất và sự kiên trì để chăm sóc nó, tạo ra một cộng đồng người đồng cảm với nhau. Tôi nghĩ đó là một yếu tố văn hóa".
Trưng bày cây cảnh nghệ thuật - Giá trị văn hoá Hà Nội xưa và nay lần thứ III giới thiệu 70 tác phẩm tác phẩm cây cảnh nghệ thuật đặc sắc của hội viên Câu lạc bộ bonsai Phố cổ Hà Nội. Nhiều tác phẩm được đánh giá là tuyệt tác.
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng nay, 15/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét và thảo luận một số nội dung nghị sự quan trọng.
Sáng 14/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng ban chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến đối với các báo cáo công tác xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng và báo cáo tình hình 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm.
Tối 14/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại địa bàn khu dân cư liên tổ dân phố số 5, 6, 7, 8 phường Giang Biên, quận Long Biên.
Sáng 14/11, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học "Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn".
Cần sớm xác định quy hoạch phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô. Đây là nội dung đáng chú ý được nêu ra tại phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ diễn ra ngày 14/11.
Chiều 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố; triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và tình hình triển khai thực hiện Kết luận số 96 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
0