Trung Quốc có nhiều làng du lịch tốt nhất thế giới
Với 7 ngôi làng được bổ sung trong năm nay, Trung Quốc hiện có 15 ngôi làng nằm trong danh sách làng du lịch tốt nhất thế giới, thành nước có nhiều làng mang danh hiệu này nhất.
Bảy ngôi làng của Trung Quốc được nhận danh hiệu này vì đã kết hợp giữa bảo tồn văn hóa và du lịch bền vững, gồm: Azheke ở tỉnh Vân Nam, Guanyang ở tỉnh Phúc Kiến, Shibadong ở tỉnh Hồ Nam, Taoping ở tỉnh Tứ Xuyên, Xiaogang ở Tỉnh An Huy, Xitou ở tỉnh Chiết Giang và Yandunjiao ở tỉnh Sơn Đông. Các làng này thuộc miền Đông, miền Trung và miền Tây của đất nước Trung Quốc, có tính đặc trưng riêng về mặt địa lý, văn hóa và mô hình phát triển, gồm các cộng đồng khác nhau như người Khách Gia, người Miêu và người Hà Nhì, mỗi cộng đồng có thể tạo ra một góc nhìn đặc biệt về bản sắc văn hóa đa dạng của Trung Quốc.
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, Du lịch nông thôn của Trung Quốc đã nổi lên như một động lực kinh tế quan trọng, và các điểm đến đã chào đón 2,25 tỷ lượt du khách trong ba quý đầu năm 2024, mang lại doanh thu 182,85 tỷ USD - tăng khoảng 10% so với năm trước.
Để thúc đẩy du lịch nông thôn, từ năm 2021, UN Tourism khởi động dự án Làng du lịch tốt nhất để vinh danh các làng trên thế giới đi đầu trong việc sử dụng du lịch như một phương tiện giữ gìn các khu vực nông thôn và bảo tồn cảnh quan, đa dạng văn hóa, các giá trị địa phương và ẩm thực truyền thống vùng miền.
1. Làng Azheke ở tỉnh Vân Nam
Làng Azheke được bao quanh bởi những thửa ruộng bậc thang và cây cối tươi tốt. Hơn 60 ngôi nhà hình nấm được bảo tồn tốt nhất ở huyện Nguyên Dương, tỉnh Vân Nam, với tường gạch và mái tranh được các chuyên gia coi là cụm kiến trúc truyền thống của người dân tộc Hà Nhì.
Trong 160 năm qua, ngôi làng nhỏ mang tên Azheke đã là nơi sinh sống của người dân tộc Hà Nhì. Azheke là một cái tên rất phù hợp với thảm thực vật tươi tốt của nơi này. Bởi trong tiếng Hà Nhì, Azheke có nghĩa là "nơi rừng tre phát triển mạnh".
2. Làng Quảng Dương ở tỉnh Phúc Kiến
Nằm giữa những ngọn núi được bao phủ màu xanh mướt ở huyện Nam Kinh, Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, thời gian như dừng lại ở làng Guanyang. Dưới chân núi, những cánh đồng xanh tốt trải dài về phía một con suối quanh co, nơi tám cây đa cổ thụ tạo thành tán cây tự nhiên.
Ngôi làng này có lịch sử hơn 700 năm và đã thu hút gần 3 triệu lượt du khách mỗi năm.
3. Làng Shibadong ở tỉnh Hồ Nam
Trong thập kỷ qua, làng Shibadong thuộc châu tự trị dân tộc Thổ Gia và Miêu Tương Tây, tỉnh Hồ Nam, đã trải qua sự thay đổi đáng kể.
Trước đây, làng Shibadong từng là một ngôi làng biệt lập và nghèo đói. Nhưng hiện nay, nơi đây đã phát triển thành một cộng đồng hiện đại với cơ sở hạ tầng được cải thiện, du lịch phát triển mạnh và môi trường trong lành.
4. Làng Đào Bình ở tỉnh Tứ Xuyên
Nằm trong một thung lũng đẹp như tranh vẽ ở phía đông cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, làng Đào Bình ở huyện Lệ Tiên, tỉnh Tứ Xuyên, là vùng đất có vẻ đẹp bình dị. Người dân nơi đây luôn tự hào về di sản tuyệt vời mà làng có được - một trong những nhóm dân tộc lâu đời nhất Trung Quốc, đó là người Khương.
Làng Đào Bình có một quần thể kiến trúc tường đá cổ được bảo tồn tốt nhất với lịch sử 2.000 năm. Quần thể kiến trúc tường đá cổ là một phần của ngôi làng. Hàng rào tường đá là một thực thể hoàn chỉnh được hình thành bởi 98 ngôi nhà đá liên kết với nhau và hai tháp canh chín tầng.
5. Làng Tiểu Cương ở tỉnh An Huy
Nằm ở huyện Phụng Dương, tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc, làng Tiểu Cương đã rất thu hút khách du lịch vì phong cảnh đẹp như tranh vẽ, nông nghiệp, cải cách nông thôn và phong tục tập quán dân gian.
Năm 1978, 18 nông dân địa phương đã đưa ra quyết định táo bạo và bí mật ký thỏa thuận canh tác riêng lẻ trên những thửa đất tập thể, đánh dấu cột mốc cho cải cách nông thôn ở Trung Quốc.
Du khách hiện có thể đến thăm ngôi nhà tranh nơi khởi nguồn ký kết thỏa thuận cải cách nông thôn ở Trung Quốc. Nơi đây đã được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia. Ngoài ra còn có phòng triển lãm về cải cách nông thôn và các thành tựu của Trung Quốc.
6. Làng Xitou ở tỉnh Chiết Giang
Nằm khuất trong vùng núi Long Tuyền, tỉnh Chiết Giang, làng Xitou là nơi thấm đẫm truyền thống làm đồ sứ celadon kéo dài hàng ngàn năm. Tại đây, các gia đình đã bảo vệ và truyền lại các kỹ thuật thủ công của mình qua nhiều thế hệ, gìn giữ di sản văn hóa tiếp tục định hình nên ngôi làng.
Ngôi làng có lịch sử 1.400 năm tự hào có bảy lò nung cổ vẫn còn hoạt động, minh chứng cho nền văn hóa đồ sứ phong phú của nơi này. Lò lớn nhất là lò nung hình con rắn nằm dọc theo một ngọn núi. Năm 2009, kỹ thuật nung gỗ truyền thống của đồ sứ men ngọc Long Tuyền đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
7. Làng Yandunjiao ở tỉnh Sơn Đông
Với hàng ngàn con thiên nga lớn tận hưởng thời gian mùa đông tại làng chài Yandunjiao ở Vinh Thành, tỉnh Sơn Đông, cô Yu Haiyang không có thời gian để chiêm ngưỡng cảnh đẹp duyên dáng này vì bận rộn chào đón những vị khách trọ tại nhà.
Dưới mái nhà lợp bằng rong biển, chủ nhà trọ 35 tuổi muốn du khách cảm nhận được trải nghiệm chân thực và nguyên bản với các bữa ăn tự chế biến từ nguyên liệu địa phương và một chuyến đi ngắn thoát khỏi cuộc sống bận rộn của thành phố.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa bắt đầu chuyến công du tới Mỹ Latinh. Một trong những sự kiện quan trọng trong chuyến đi này là lễ khánh thành Cảng Chancay mới tại Peru.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh sản xuất hàng loạt máy bay không người lái (drone) tự sát, sau khi ông giám sát một cuộc thử nghiệm loại vũ khí này hôm 14/11, KCNA đưa tin.
Hôm nay, 15/11, bão Usagi đã suy yếu sau khi đổ bộ vào các thị trấn phía Bắc Philippines và mang theo gió mạnh, trong khi các nhà chức trách chuẩn bị cho một cơn bão khác có thể tấn công thủ đô Manila vào cuối tuần này.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa thông báo dự định chọn Thống đốc bang Bắc Dakota, ông Doug Burgum, làm ứng viên cho chức vụ Bộ trưởng Nội vụ.
Một công dân Hàn Quốc đã bị bắt giữ tại sân bay Lima của Peru khi mang theo một số lượng lớn côn trùng độc trên người như nhện, rết, kiến đạn.
Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá thiệt hại vật chất và tổn thất kinh tế do cuộc xung đột gây ra cho Liban ước vào khoảng 8,5 tỷ USD, với một loạt lĩnh vực quan trọng bị ảnh hưởng nặng nề và gần 100.000 ngôi nhà bị phá hủy ở quốc gia Trung Đông này.
0