Trung Quốc: Công trình vượt biển phức tạp nhất thế giới
Đây là dự án vượt biển đầu tiên trên thế giới tích hợp cầu, đảo, đường hầm và nút giao dưới nước.
Siêu dự án kết nối Thâm Quyến - Trung Sơn, là một phần quan trọng của mạng lưới đường cao tốc quốc gia bắc qua sông Châu Giang của Trung Quốc, có tổng chiều dài khoảng 24 km, trong đó hạng mục cầu 17 km, hầm xuyên biển 6,8 km.
Đây được đánh giá là “công trình kỳ tích” và siêu dự án vượt biển thách thức nhất trên thế giới, bao gồm các đảo nhân tạo phía Đông và phía Tây, đường hầm Thâm Quyến - Trung Sơn, cầu Thâm Quyến - Trung Sơn và cầu Trung Sơn hợp thành, cũng là cụm dự án xuyên biển tích hợp “cầu, đảo, đường hầm và nút giao dưới nước” đầu tiên trên thế giới.
Tuyến đường có 8 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/h, tuổi thọ thiết kế 100 năm. Sau khi hoàn thành, hành trình đi từ Thâm Quyến đến Trung Sơn sẽ rút ngắn từ khoảng 2 giờ xuống còn 30 phút, với lưu lượng giao thông trung bình hàng ngày đạt 100.000 lượt phương tiện.
Do nằm trong khu vực thường xuyên có bão, nên cầu được thiết kế để chịu sức gió lên tới 88 m/s, mức cao nhất trên thế giới hiện nay, tương đương với bão mạnh cấp 17 trở lên.
Nhà xây dựng đã bố trí tổng cộng 73 trạm gốc 5G dọc theo toàn bộ phần cầu một cách chiến lược, đảm bảo vùng phủ sóng nhất quán với khoảng cách trung bình giữa các trạm dưới 300 mét. Điều này cho phép người lái xe và hành khách tận hưởng kết nối 5G không bị gián đoạn và sử dụng các dịch vụ điều hướng theo thời gian thực trong suốt hành trình của họ.
Ông Li Weicong, người đứng đầu đội kỹ thuật dự án, cho biết: "Chúng tôi đã lên kế hoạch và thiết kế trước để chủ động giải quyết các vấn đề kỹ thuật bao gồm việc sử dụng cầu và sử dụng đảo. Chúng tôi đã đồng bộ hóa quy hoạch và thiết kế vùng phủ sóng tín hiệu mạng công cộng cho tuyến Thâm Quyến-Trung Sơn ngay từ năm 2019. Giờ đây, người lái xe và hành khách có thể tận hưởng chính xác dịch vụ định vị và định vị vệ tinh tương tự như các dịch vụ trên mặt đất thông qua hệ thống di động và trong xe".
Tuyến đường này đã lập 10 kỷ lục thế giới, như đường hầm ống ngầm hai chiều 8 làn xe dài nhất thế giới hay nút giao đường cao tốc dưới nước đầu tiên trên thế giới...
Trung Quốc đã mất 7 năm và đầu tư 46 tỷ nhân dân tệ (hơn 6,3 tỷ USD) để xây dựng siêu công trình vượt biển này. Toàn bộ công trình dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào sử dụng vào năm 2025. Mức thu phí cho toàn bộ tuyến đường là 66 nhân dân tệ (9 USD) mỗi lượt xe.
Tuyến đường xuyên biển này sẽ giúp Trung Quốc đẩy nhanh việc thực hiện mục tiêu xây dựng Khu vực Vịnh Lớn thành các trung tâm tài chính, dịch vụ, vận chuyển và đổi mới đẳng cấp thế giới vào năm 2030.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chỉ định bà Pam Bondi, cựu Tổng chưởng lý bang Florida làm lãnh đạo Bộ Tư pháp thay thế ứng cử viên Matt Gaetz vừa rút lui.
Trái với phản ứng gay gắt của chính giới Israel cùng nhiều quốc gia đồng minh, nhiều quốc gia khu vực đã yêu cầu các bên nghiêm túc tuân thủ lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu do Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành.
Ngay sau khi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) ban bố lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người ở dải Gaza, giới chức Israel đã lập tức lên tiếng phản đối và chỉ trích gay gắt động thái của ICC.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xuất hiện trong một video, tuyên bố Moscow đã tấn công một cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa siêu vượt âm tầm trung.
Ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu Hạ nghị sỹ Matt Gaetz tuyên bố rút lui khỏi đề cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Ngày 21/11, Công ty vũ trụ tư nhân SpaceX của tỷ phú Mỹ Elon Musk đã phóng thêm 24 vệ tinh internet Starlink lên quỹ đạo.
0