Trung Quốc liên quan đến vụ lật đổ TGĐ OpenAI Sam Altman?

Đó là một trong số các giả thiết được đặt ra sau khi Tổng Giám đốc OpenAI - Sam Altman – tác giả của ChatGPT bị sa thải rồi lại được bổ nhiệm lại chỉ trong vòng 4 ngày. Không chỉ đơn giản là câu chuyện của một công ty công nghệ, ẩn đằng sau hiện tượng này là rất nhiều yếu tố liên quan tới việc tranh chấp quyền lực giữa các nước lớn. Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI hiện đã được coi là một mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền văn minh.

Tác giả: Pippa Malmgren
Người dịch: Nguyễn Thành Nam
Đồ họa: Thanh Nga

---

Vụ sa thải kịch tính và chóng vánh kéo dài 4 ngày ở công ty công nghệ OpenAI xứng đáng nhận được sự quan tâm sâu sắc hơn từ phía công chúng. Bề ngoài, đây có vẻ là một cuộc tranh giành quyền lực, nhưng đằng sau đó có thể là câu chuyện về địa chính trị và tương lai của nhân loại. Vụ việc bắt đầu từ cách đây 1 tuần, khi HĐQT của tổ chức phi lợi nhuận đình đám OpenAI (công ty chủ quản của ChatGPT đang làm mưa làm gió) sa thải Giám đốc điều hành Sam Altman. Ông Sam Altman được biết đến là một lãnh đạo có tầm ảnh hưởng và một bậc thầy về công nghệ AI. Quyết định sa thải của HĐQT đã khiến hơn 700 nhân viên của OpenAI viết thư ngỏ tuyên bố sẽ nghỉ việc và đi theo nhà lãnh đạo của họ. Giữa lúc này, Sam lại nhanh chóng được bổ nhiệm lại.

Sam Altman nhà sáng lập OpenAI, tác giả của công cụ Chat GPT.

Các thông tin mới nhất cho thấy, chỉ một ngày trước khi bị sa thải, Altman đã tuyên bố anh ta sắp đạt được đột phá lớn trong AI. HĐQT nhận được một bức thư tư vấn là thuật toán này, có tên là Q*, có thể “đe dọa nhân loại”. Thuật toán này được coi là đột phá trong hành trình đi tìm siêu trí tuệ, còn được gọi là trí tuệ nhân tạo tổng quát - AGI, là một hệ thống có thể thông minh hơn con người.

Giấc mơ của Altman là sự tác hợp AGI với toàn bộ chuỗi cung ứng AI chip, AI phones, AI robot và những bể dữ liệu LLM (Mô hình ngôn ngữ lớn - hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến được đào tạo trên bộ dữ liệu văn bản khổng lồ có khả năng hiểu và sinh ngôn ngữ tự nhiên) lớn nhất thế giới. Dự án này được mang mật danh là Tigris. Để làm được điều đó, Altman cần rất nhiều tiền và năng lực tính toán. Có lẽ vì thế mà anh ta đã nói chuyện với Jony Ive - nhà thiết kế của iPhone, Softbank và Cerebras, nhà sản xuất AI chip nhanh nhất thế giới.

Chip của Cerebras rất to, phải bằng cái đĩa ăn, nhưng mạnh hơn tất cả các con chip thông thường khác. Nó chạy phần mềm Swarm X có thể kết hợp được nhiều chip với nhau thành một quần thể, tạo ra một thực thể tính toán, có thể xử lý khối lượng dữ liệu rất lớn, rất cần để làm AI thông minh hơn. Cerebras là mối đe dọa lớn nhất cho nhà sản xuất siêu máy tính và AI chip Nvidia. Các siêu máy tính Summit và Sierra của Nvidia, là trụ cột bảo vệ nước Mỹ, và được đặt trong những căn hầm có khả năng chống bom nguyên tử ở Oak Ridge (Tennessee). Tất cả các tổ chức lớn đều phụ thuộc vào máy tính hoặc chip của Nvidia. Giá trị thị trường của Nvidia tăng vọt lên 1.35 ngàn tỷ đô từ mức 300 tỷ của 3 năm trước, mức tăng giá trị lớn nhất trên sàn Nasdaq kể từ năm 1971.

Cerebras thiết kế các con chip chạy nhanh hơn 20 lần so với Nvidia. Bởi thế nhiều người nghĩ rằng nếu Cerebras IPO, Nvidia sẽ tèo. Chúng ta bắt đầu nhìn thấy an ninh quốc gia liên quan đến câu chuyện này.

Trong khi Phương Tây tập trung vào AI tổng hợp và không có năng lực nhận thức, thì Trung Quốc đang đi con đường khác. Họ đang là một trong những quốc gia dẫn đầu trong việc xây dựng máy tính lượng tử với hơn 3.000 bằng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ lượng tử, cao hơn cả Mỹ và Nhật Bản. Máy tính lượng tử Jiuzhang của Trung Quốc có thể xử lý các tác vụ trí tuệ nhân tạo AI thông thường nhanh gấp 180 triệu lần so với các siêu máy tính mạnh nhất thế giới.

Altman cũng có suy nghĩ tương tự. Anh muốn xây dựng một thế hệ máy tính mới cho thời đại AI. Vào tháng 7, anh hợp tác với Cerebras và vườn ươm G42 của UAE để cho ra mắt Condor Galaxy “Siêu máy tính lớn nhất thế giới cho mục đích huấn luyện AI”. G42 cũng là nhà tài trợ cho dự án LLM Arabic lớn nhất, và đang hợp tác với Amazon để tập hợp và xử lý những ngân hàng cực lớn về gen, protein và các vật liệu sinh học khác.

AGI hay còn gọi là siêu trí tuệ là một hệ thống được cho là có thể thông minh hơn con người. Là giấc mơ của những nhà phát triển AI, cần rất nhiều tiền và năng lực tính toán để hiện thực hóa. Nhưng cũng nhiều người lo sợ đây sẽ là công nghệ có nguy cơ "đe dọa nhân loại".

Đối với các nhà khoa học dữ liệu AI, những dữ liệu như ngôn ngữ, quốc tịch và DNA hiện đang ẩn chứa rất nhiều cơ hội. Altman hiện không tìm thấy ở phương Tây đủ các phương tiện, ý chí và nguồn tài chính để tập hợp một lượng lớn dữ liệu có ý nghĩa – cũng là tài nguyên cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đủ để đáp ứng tham vọng của mình. Nhưng các nhà đầu tư ngoại quốc thì có, như người Ả rập, người Hoa - những người đang rất quan tâm Altman, và cả những người đang ủng hộ G42.

Thêm nữa, nếu thế giới thực sự muốn AI được thiết kế cho sự đa dạng, những sản phẩm y tế và tài chính, có thể phù hợp với số đông của loài người, thì phải tìm những nguồn dữ liệu thực sự đa dạng. Việc này chắc chắn không thể thực hiện được ở Mỹ bởi sự phê duyệt chặt chẽ của FDA sẽ tước bỏ đi rất nhiều những dữ liệu cần thiết.

Người ta bắt đầu lo lắng về việc Altman thiếu những “hành lang định hướng”, họ ngụ ý rằng, anh ta đang mạo hiểm và xây dựng một cái gì đó giống như thần đèn Djini, một khi đã thoát ra thi không thể nhét trở lại vào lọ được nữa. Anh ta sẽ giống như Oppenheimer, người muốn kích thích các nguyên tử để chiến thắng trong chiến tranh, mặc dù ông ta có thể đốt cháy khí quyển và biến Trái đất thành tro tàn.

Theo tiêu chuẩn đó, Altman là một nhà khoa học điên, sẵn sàng bất chấp rủi ro của chúng ta để đạt được đột phá của mình. Bởi thế bức thư gửi hội đồng quản trị của một số nhân viên, cũng như nhận xét của một số người quan tâm đến vận mệnh thế giới về tỷ lệ thôi việc lớn ở OpenAI, không phải là do “không hợp văn hóa”, mà chính xác là do “cách hành xử giả dối và lừa đảo”, “tự huyễn hoặc” và “theo đuổi mục tiêu một cách vô trách nhiệm.” Với Altman, sự “theo đuổi” này có nghĩa là tích hợp siêu trí tuệ vào robot, khi OpenAI bắt đầu đầu tư vào robot hình người do hãng IX của Nauy chế tạo hồi tháng Ba.

Bạn có thể hiểu tại sao hội đồng quản trị của OpenAI lại có cảm giác lo lắng khi Altman chạy đôn đáo ở Trung Đông và châu Á, để tìm kiếm hàng tỷ đô cho tầm nhìn của mình. Như Bloomberg đã viết đó không phải là tìm nguồn lực cho những “dự án thứ yếu”, mà là chiến lược đầu tư những “dự án cốt lõi”. Đó là tái định nghĩa thiết kế chip, thu nhập và lưu trữ dữ liệu, năng lực tính toán và giao diện giữa AI và robot vật lý.

Một chuỗi cung ứng mới sẽ không chỉ thách thức hạ tầng IT của Mỹ. Nó có thể góp phần làm giảm sức mạnh của nước Mỹ. Nó có nghĩa là sáng tạo có thể xảy ra ngoài nước Mỹ và các nhà làm luật Mỹ không thể can thiệp vào việc thu nhập dữ liệu.

Không có gì bất ngờ khi chính quyền Mỹ cho rằng việc Altman hợp tác với G42 là làm bạn với kẻ thù. Họ biết rằng đằng sau G42 là những người sở hữu ByteDance (công ty mẹ của Tiktok mà G42 có vốn lớn). Họ biết rằng G42 sở hữu Pax AI, một Pegasus (phần mềm gián điệp nổi tiếng) được cấu hình lại. Liệu có thể tin rằng Altman hiện đang không nằm trong danh sách giám sát chặt chẽ của các tổ chức an ninh nào đó?

Condor Galaxy 1: Siêu máy tính lớn nhất thế giới để huấn luyện AI của Cerebras, đối thủ cạnh tranh với Nvidia.

Thực tế là Altman không tin vào các đường biên giới. Anh ta chỉ có một mục tiêu, xây dựng AI tốt nhất. Anh ta có một tầm nhìn có thể làm cho hội đồng quản trị của OpenAI, thậm chí là cả Washington lo lắng. Trong khi để đảm bảo yếu tố địa chính trị hoặc vấn đề độc quyền; một số công nghệ lõi sẽ không được chuyển giao giữa các quốc gia, thậm chí kể cả các linh kiện hoặc chip vi xử lý cũng không được xuất hiện trong các chuỗi cung ứng hoặc thương mại tới các khu vực / quốc gia nằm trong diện cạnh tranh hoặc đối đầu; thì Altman tuyên bố: chúng tôi sẽ tự xây dựng cả chuỗi cung ứng của mình.

Nếu như trước đây, một công dân Mỹ có thể bị bắt vì bán các sáng tạo công nghệ ra ngoài nước Mỹ; thì giờ đây, liệu ai có thể cấm một người Mỹ sáng tạo bên ngoài nước Mỹ? Liệu có thể ra lệnh cho các công ty khởi nghiệp tại Mỹ không được lấy tiền từ nước ngoài hay không được hợp tác với các công ty ngoại quốc? Liệu có thể cấm họ thách thức Nvidia?

Những gì xảy ra trong tuần qua tại OpenAI đã xác nhận rằng, những nhà lãnh đạo trẻ trong không gian AI không quan tâm đến biên giới. Như Andrew Feldman, đồng sáng lập và CEO của Cerebras tuyên bố: “AI không phải là thú cưng của Silicon Valley, nó cũng chẳng phải là của Mỹ. Nó đã thành một hiện tượng toàn cầu”. Các quốc gia nắm giữ công nghệ lõi như Mỹ sẽ thừa hiểu những thách thức về an ninh nếu như không kiểm soát được những luồng tư tưởng như của Altman và hậu quả mà những hiện tượng như này gây ra. 

Phân tích về vấn đề này, tờ Daily Dot cho rằng Altman bị sa thải sau khi có thông tin OpenAI đang lén lút đàm phán một thoả thuận thu nhập dữ liệu với hãng D2 (Double Dragon - Rồng Kép) - một công ty công nghệ được cho là có liên quan tới Trung Quốc. David Covucchi báo cáo: “D2 có năng lực thu nhập/đánh chỉ số/xét duyệt gấp 10 lần Alphabet - công ty mẹ của Google. Bởi thế thỏa thuận với OpenAI nếu có, sẽ giúp OpenAI tiếp cận một khối lượng lớn dữ liệu để huấn luyện mô hình của mình, khi các phương án khác đã cạn kiệt”.

Như vậy, ẩn bên dưới hiện tượng này, có rất nhiều yếu tố liên quan tới xung đột địa chính trị đang diễn ra. Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh con đường AI của mình. Họ tập trung vào CAI (cognitive AI – AI nhận thức). Họ muốn các hệ thống đó suy nghĩ độc lập với những prompt (câu hỏi) - thậm chí đã cấp cho AI quyền tự do điều khiển các vệ tinh và các máy bay không người lái mang vũ khí. Không nghi ngờ là Altman muốn được sử dụng những năng lực đấy, và những quốc gia đang theo đuổi cùng mục tiêu sẽ sẵn sàng hợp tác với một người như Altman.

Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh phát triển công nghệ AI và cũng là nhà sản xuất robot và xe điện dẫn đầu thế giới.

Cũng có thể vì thế mà Larry Summer, nguyên Bộ trưởng Tài chính Mỹ, người có nhiều quan hệ với doanh nghiệp, lại nhảy vào hội đồng quản trị của OpenAI. Chính phủ Mỹ hiểu rằng, nếu không thể bắt Altman dừng lại, thì sẽ phải khống chế được những dự án mà anh ta đang thực hiện.

Tất cả điều này có ý nghĩa gì với chúng ta? Các chuyên gia như Altman nói rằng họ đang thiết kế AI cho những việc “tốt”. Nhưng bản thân họ lại đang mâu thuẫn với nhau nội hàm khái niệm như thế nào là “tốt”. Chỉ có một điều rõ ràng là cuộc chạy đua về công nghệ AI này sẽ để lại hậu quả cho toàn bộ nền văn minh chúng ta.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số Hà Nội 2024 vừa khai mạc hôm nay 6/11 tại tại Bảo tàng Hà Nội, quận Nam Từ Liêm.

Ủy ban Bảo vệ dữ liệu cá nhân Hàn Quốc vừa thông báo quyết định phạt Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram 21,6 tỷ won (tương đương 15,6 triệu USD) vì thu thập dữ liệu nhạy cảm của người dùng mà không thông báo và cung cấp cho các nhà quảng cáo.

Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành y tế, nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã chế tạo robot y tá Florence có khả năng nhận diện khuôn mặt, hỗ trợ tình trạng quá tải và thiếu hụt nhân lực ở các bệnh viện.

Ngày 5/11 tới, Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới trong sứ mệnh của SpaceX, mở ra hy vọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong không gian.

Các chuyên gia hàng đầu về giáo dục và công nghệ vừa tham dự Hội thảo “Giải mã nghịch lý ngành công nghệ: 'Đại bàng' gõ cửa nhưng nhân lực khép cửa”. Những chia sẻ tại Hội thảo giúp tìm ra hướng đi, để công tác đào tạo nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu lớn hiện nay của các doanh nghiệp.

Nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực điện tử, thiết bị thông minh, Triển lãm chuyên ngành Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) đã khai mạc sáng 30/10 tại Hà Nội.