Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 19

Rạng sáng 30/10, Trung Quốc thông báo đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 19 mang theo 3 phi hành gia lên trạm vũ trụ Thiên cung.

Tàu vũ trụ Thần Châu 19 chở bộ ba phi hành gia đã rời Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc vào 4h27 ngày 30/10 theo giờ Bắc Kinh (3h27 ngày 30/10 giờ Hà Nội) trên tên lửa đẩy Trường Chinh 2F, xương sống của các sứ mệnh không gian có người lái của Trung Quốc.

Cảnh quay do truyền hình Trung Quốc công bố cho thấy tên lửa Trường Chinh mang theo tàu vũ trụ Thần Châu 19 rời khỏi bệ phóng vào rạng sáng ngày 30/10. Nguồn: AP.

Nhóm các phi hành gia gồm hai nam và một nữ sẽ thay thế các phi hành gia đã sống trên trạm vũ trụ Thiên Cung trong 6 tháng qua, tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau và bảo trì cấu trúc của trạm. Họ dự kiến ​​sẽ ở lại tới tháng 4 hoặc tháng 5 năm sau. Cơ quan vũ trụ Trung Quốc cho biết họ đã có biện pháp phòng trường hợp các phi hành gia phải trở về Trái Đất sớm hơn.

Con tàu chở 3 phi hành gia gồm: Chỉ huy Cai Xuzhe, 48 tuổi, người từng tham gia nhiệm vụ Thần Châu 14; Song Lingdong, 34 tuổi, cựu phi công không quân; Wang Haoze, 34 tuổi, kỹ sư bay vũ trụ, theo Space.

Bộ ba phi hành gia tham gia sứ mệnh lần này. Ảnh: AP

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc sáng ngày 30/10 đưa tin: "Tình trạng của phi hành đoàn tốt và vụ phóng đã thành công".

Trung Quốc đã xây dựng trạm vũ trụ riêng của mình sau khi bị loại khỏi Trạm vũ trụ quốc tế, chủ yếu là do Hoa Kỳ lo ngại về sức mạnh của Quân đội Giải phóng Nhân dân đối với chương trình không gian. Chương trình Mặt Trăng của Trung Quốc là một phần trong nỗ lực cạnh tranh trong cuộc đua không gian với Hoa Kỳ và Nhật Bản và Ấn Độ.

Bên cạnh việc đưa một trạm vũ trụ vào quỹ đạo, Cơ quan vũ trụ Trung Quốc đã hạ cánh một tàu thám hiểm trên sao Hỏa. Họ đặt mục tiêu đưa một người lên Mặt Trăng trước năm 2030, điều này sẽ khiến Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai sau Hoa Kỳ làm được điều đó. Họ cũng có kế hoạch xây dựng một trạm nghiên cứu trên Mặt Trăng và đã lần đầu tiên chuyển các mẫu đá và đất, đặt một tàu thám hiểm lên mặt xa chưa được khám phá của Mặt Trăng.

Tên lửa Trường Chinh mang theo tàu vũ trụ Thần Châu 19 rời khỏi bệ phóng vào rạng sáng ngày 30/10. Ảnh: AP.

Phi hành đoàn mới của Trung Quốc sẽ thực hiện các chuyến đi bộ ngoài không gian và lắp đặt thiết bị mới để bảo vệ trạm khỏi các mảnh vỡ không gian, một số trong đó là do Trung Quốc tạo ra. Theo NASA, các mảnh vỡ lớn được tạo ra bởi "các vụ nổ và va chạm vệ tinh" khi Trung Quốc phóng tên lửa để phá hủy một vệ tinh thời tiết dự phòng vào năm 2007 và "vụ va chạm ngẫu nhiên giữa các vệ tinh liên lạc của Mỹ và Nga vào năm 2009 đã làm tăng đáng kể lượng mảnh vỡ lớn trên quỹ đạo”.

Trung Quốc đã thực hiện sứ mệnh có người lái đầu tiên vào năm 2003, trở thành quốc gia thứ ba thực hiện điều này sau Liên Xô cũ và Hoa Kỳ. Chương trình không gian là nguồn tự hào to lớn của quốc gia và là dấu ấn của những tiến bộ công nghệ của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua.

Thần Châu 19 là nhiệm vụ thứ 33 trong chương trình bay vũ trụ có người lái của Trung Quốc. Những nhiệm vụ này bao gồm bay thử không người lái, nhiệm vụ chở người, phóng module của trạm Thiên Cung, tàu chở hàng Thiên Châu và nạp nhiên liệu. Trung Quốc đang chuẩn bị đưa tàu chở hàng Thiên Châu 8 lên trạm Thiên Cung để bổ sung nhu yếu phẩm. Tàu mang theo nhiều thí nghiệm mới và có thể triển khai vệ tinh cubesat trên quỹ đạo, được phóng từ tên lửa Trường Chinh 7 từ cảng vũ trụ Văn Xương ven biển.

Trong khi đó, phi hành đoàn Thần Châu 18 ở trạm Thiên Cung đang chuẩn bị rời đi. Bộ ba Ye Guangfu, Li Cong và Li Guangsu tới trạm Thiên Cung vào cuối tháng 4 sẽ bàn giao trạm cho Cai, Song và Wang. Ye và đồng nghiệp sẽ quay trở về Trái Đất vào 1 giờ ngày 4/11 theo giờ Bắc Kinh (0h ngày 4/11 giờ Hà Nội).

Thần Châu 19 là nhiệm vụ có người lái thứ 8 lên trạm Thiên Cung. Trạm vũ trụ hình chữ T gồm 3 module, được xây dựng qua 3 lần phóng tên lửa Trường Chinh 5B từ năm 2021 đến năm 2022. Trung Quốc dự định duy trì trạm Thiên Cung (lớn bằng 20% trạm ISS) có người ở liên tục và hoạt động ít nhất một thập kỷ. Họ cũng muốn mở rộng trạm với các module mới để phục vụ hoạt động thương mại.

Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu trong lĩnh vực thám hiểm không gian và có kế hoạch đưa phi hành gia lên Mặt Trăng lần đầu tiên sau hơn 50 năm, mặc dù NASA đã lùi ngày mục tiêu đến năm 2026 vào đầu năm nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không chấp nhận kết quả phán quyết về điều tra chống trợ cấp đối với xe điện của EU, Trung Quốc đã đưa vụ việc ra cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để khởi kiện.

Theo báo cáo của The Conference Board công bố ngày 29/10, chỉ số lòng tin người tiêu dùng Mỹ đã tăng mạnh từ mức 99,2 điểm của tháng 9 lên 108,7 điểm trong tháng 10, đánh dấu mức tăng lớn nhất kể từ tháng 3/2021.

Ukraine đang có kế hoạch huy động thêm 160.000 quân trong bối cảnh Nga đang giành được nhiều thắng lợi quân sự ở mặt trận phía Đông.

Với tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, vừa qua, tại Trụ sở Hội Người Việt Nam tại Pháp (quận 4, thành phố Paris) đã tổ chức một bữa cơm tình nghĩa và văn nghệ, quyên góp ủng hộ đồng bào trong nước bị thiệt hại do bão lũ.

Ứng cử viên đảng Dân chủ - Phó Tổng thống Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa - cựu Tổng thống Donald Trump đã chính thức khép lại chiến dịch vận động tranh cử với các thông điệp khác nhau nhằm thu hút nhóm cử tri còn do dự.

Ngày 30/10, lực lượng vũ trang Nga đã giành quyền kiểm soát thành phố Selydove thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng.