Trung Quốc tăng tốc chuyển đổi xanh
Theo đó, mục tiêu chính của Trung Quốc là đến năm 2030 sẽ đạt được tiến triển tích cực trong chuyển đổi xanh ở các lĩnh vực trọng điểm, về cơ bản hình thành phương thức sản xuất và lối sống xanh, chuyển đổi xanh toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội đạt hiệu quả rõ rệt.
Đến năm 2035, về cơ bản hình thành hệ thống kinh tế phát triển tuần hoàn xanh và carbon thấp, phương thức sản xuất và lối sống xanh được hình thành rộng rãi, phát triển kinh tế xã hội bước vào quỹ đạo xanh và carbon thấp một cách toàn diện.
Trung Quốc cũng đề ra một loạt mục tiêu lượng hóa, như đến năm 2030, tăng tỷ lệ tiêu thụ năng lượng phi hóa thạch lên khoảng 25%, cường độ phát thải carbon trên đơn vị doanh thu quy đổi của các phương tiện vận tải đang vận hành giảm khoảng 9,5% so với năm 2020, việc sử dụng chất thải rắn số lượng lớn hàng năm đạt khoảng 4,5 tỷ tấn.
Theo dữ liệu của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, năm 2022, giá trị sản lượng của ngành tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường nước này đạt hơn 8 nghìn tỷ nhân dân tệ. Với mục tiêu mới đề ra, Trung Quốc dự kiến tăng gần gấp đôi quy mô ngành này trong 6 năm tới.
Một cơn bão mạnh được đánh giá như là “bão bom” đã đổ bộ vào khu vực Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất hai người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng và làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Liên hợp quốc thông báo hơn 50 nước đã ký vào tuyên bố nhằm phát triển du lịch thân thiện với môi trường trên toàn cầu. Đây được coi là thành tựu lớn đạt được tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Azerbaijan.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn luật sư Matthew Whitaker làm Đại sứ Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Trung Quốc và Brazil đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước lên mức xây dựng một cộng đồng Trung Quốc - Brazil chia sẻ tương lai, vì một thế giới công bằng hơn và một hành tinh bền vững hơn.
Mỹ hôm qua tiếp tục phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza. Đây là lần thứ tư Mỹ phủ quyết một nghị quyết như vậy kể từ khi cuộc xung đột ở Gaza bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái.
Sau khi Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Kiev của Ukraine tạm thời đóng cửa, ba nước Italia, Tây Ban Nha và Hy Lạp đã có động thái tương tự, do lo ngại về khả năng Nga có thể tiến hành một cuộc không kích vào Kiev và toàn bộ Ukraine.
0