Trung Quốc thiệt hại nặng nề vì bão Yagi

Siêu bão Yagi đã làm chết 04 người và làm bị thương 95 người khác tại tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc, theo số liệu tính đến 3 giờ chiều 7/9.

Yagi - cơn bão thứ 11 trong năm đã đổ bộ hai lần trong ngày thứ Sáu 6/9, lần đầu tiên vào tỉnh Hải Nam và sau đó là tỉnh Quảng Đông. Hầu hết các khu vực ở Hải Nam đều bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau, gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng, công nghiệp và nông nghiệp, đồng thời tác động đến sản xuất và cuộc sống của người dân.

Tính đến 3 giờ chiều 7/9, siêu bão Yagi đã làm chết 04 người và làm bị thương 95 người khác tại tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc.
Tính đến 3 giờ chiều 7/9, siêu bão Yagi đã làm chết 04 người và làm bị thương 95 người khác tại tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc.

Theo Sở quản lý tình trạng khẩn cấp của tỉnh Hải Nam, hơn 526.000 người đã bị ảnh hưởng bởi cơn bão. Cho đến nay thiệt hại về cơ sở hạ tầng đường bộ, đường thủy, hàng không dân dụng và các dự án giao thông đang triển khai trên khắp Hải Nam lên tới 728 triệu nhân dân tệ (khoảng 102,6 triệu đô la Mỹ). Trong đó, 26 tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ cùng 103 tuyến đường cao tốc khác, tổng chiều dài hơn 400 km, đã bị hư hại. Các nhà ga và phương tiện đường thủy đã bị hư hại nghiêm trọng, trong khi các sân bay và các dự án xây dựng quan trọng đang diễn ra cũng chịu thiệt hại.

Tính đến 5 giờ chiều thứ Bảy 7/9, thủ phủ Hải Khẩu đã sơ tán khoảng 105.500 cư dân do cơn bão, hơn 400 ngôi nhà đã bị sập và hơn 32.000 ngôi nhà đã bị hư hại; hơn 167.800 cây trong thành phố đã bị bật gốc và hơn 56.700 ha cây trồng bị ảnh hưởng, gây ra thiệt hại kinh tế trực tiếp hơn 26,3 tỷ nhân dân tệ (tương đương 3,68 tỷ USD).

Yagi - cơn bão thứ 11 trong năm đã đổ bộ hai lần vào Trung Quốc trong ngày thứ Sáu 6/9.
Yagi - cơn bão thứ 11 trong năm đã đổ bộ hai lần vào Trung Quốc trong ngày thứ Sáu 6/9.

Đáng chú ý, 17 thị trấn của Văn Xương, thành phố nơi cơn bão đổ bộ đầu tiên, đã bị ảnh hưởng trực tiếp, dẫn đến thiệt hại do thiên tai rất nghiêm trọng. Thống kê sơ bộ cho thấy, hơn 25.000 ngôi nhà trong thành phố đã bị hư hại và gần một phần ba số con đường của thành phố không thể đi lại được do cây đổ. Trong khi đó, 65% đường dây điện 10KV của thành phố đã bị mất điện và 792 trạm gốc truyền thông bị hư hại, với tỷ lệ mất điện là 82,3%. Tổng thiệt hại kinh tế của thành phố do Yagi gây ra đã lên tới 32,7 tỷ nhân dân tệ.

Để nhanh chóng khôi phục các hoạt động sau bão, tính đến 6 giờ chiều thứ Bảy, 61.000 công nhân vệ sinh và 6.300 phương tiện đã được triển khai trên khắp Hải Nam. Tổng cộng 14.000 tấn rác do cơn bão gây ra đã được dọn sạch và khoảng 142.000 cây đổ trên toàn tỉnh đã được xử lý. Hiện tại, hoạt động của tám nhà máy điện đốt rác thành năng lượng và 294 trạm trung chuyển rác của tỉnh vẫn hoạt động ổn định, đảm bảo có thể xử lý kịp thời khối lượng rác tăng lên do cơn bão.

Tại tỉnh Quảng Đông, 730 nghìn người đã phải di dời vào trưa thứ Bảy để tránh bão Yagi. Bão Yagi cũng đã tàn phá Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, khiến khoảng 60.000 cư dân phải sơ tán.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Truyền thông Đức cho biết nghi phạm bị cáo buộc trong vụ lao xe vào đám đông ở một khu chợ Giáng sinh ở thành phố Magdeburg, đông bắc nước này, là Taleb Al Abdulmohsen, một công dân Ả Rập Xê-út. Đáng chú ý, nghi phạm là một bác sĩ tâm lý được đánh giá cao về chuyên môn.

Viện Thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp vừa công bố số liệu cho thấy nợ công của nước này tiếp tục tăng trong quý III/2024.

Tờ Financial Times dẫn nguồn thạo tin khẳng định Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa thay đổi yêu cầu với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó yêu cầu các quốc gia thành viên của khối tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP, gấp 2,5 lần so với mức hiện tại là 2%.

Tại Slovenia, hang động đá vôi Postojna là một điểm đến không thể bỏ lỡ mỗi dịp Giáng sinh. Đến với hang động này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh chúa Giesu ra đời.

Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa tổ chức mít tinh và diễu hành ở trung tâm Seoul, một tuần sau khi Tổng thống Hàn Quốc bị kiến nghị luận tội vì lệnh thiết quân luật hồi đầu tháng này.

Trước tình trạng khoai tây đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và biến đổi khí hậu, các nhà khoa học tại Trung Quốc - nước sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới - đang nỗ lực nghiên cứu giống khoai tây chịu nhiệt, nhằm bảo vệ nguồn cung cấp lương thực.